CON VUA MÀ LẤY HAI CHỒNG LÀM VUA

Có lẽ trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam hiếm có nàng công chúa nào lại lấy hai vị vua làm chồng. Và số phận oái ăm đó được gán với cuộc đời của công chúa Lê Ngọc Bình. Vốn là con của một vị vua, nhưng về sau bà lại lấy chính hai vị vua khác nhau làm chồng.

Càng hy hữu hơn, khi mối quan hệ đó lại đẩy những nhân vật lịch sử bấy giờ vào một tình thế khó xử. Đẩy những người tưởng chừng là kẻ thù không đội trời chung lại về chung một nhà.

ngocbinh1

Công chúa Ngọc Bình sinh năm 1783, là con út của vua Lê Hiển Tông và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều, bà còn là em gái của công chúa Ngọc Hân. Sinh ra trong dòng dõi hoàng tộc, công chúa được nuôi nấng đảm đang, ngày ngày khôn lớn.

Công chúa Ngọc Bình còn được dân gian truyền tụng với một vẻ đẹp sắc nước hương trời, với một nhan sắc mỹ miều cùng một mùi hương đầy thu hút.

Đến năm 1786, sau khi đánh bại nhà Nguyễn, dưới danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ tiến quân tiêu diệt chúa Trịnh rồi thân chinh đến Thăng Long để yết kiến vua Lê. Nguyễn Huệ đã tỏ ý theo phò vua nhà Lê và được vua Lê Hiển Tông ưng thuận, phong tước rồi gả cho công chúa Ngọc Hân làm phi.

ngocbinh2

Năm 1788, khi Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, ông đã phong cho Ngọc Hân làm Hữu cung hoàng hậu. Tuy nhiên chỉ bốn năm sau thì Quang Trung mất, con trai là Quang Toản (con của Quang Trung và hoàng hậu Phạm Thị Liên) nối ngôi khi chỉ mới 10 tuổi.

Cũng bởi vì tuổi của vua còn nhỏ, quyền hạn bấy giờ bỗng chốc thuộc về Thái sư Bùi Đắc Tuyên, người cậu của Quang Toản. Dưới quyền hành độc đoán của Bùi Đắc Tuyên, triều đình Tây Sơn bấy giờ trở nên rối ren cực kỳ, mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó buộc các quan thần Tây Sơn phải hạ bệ chức quyền của Bùi Đắc Tuyên để tránh gây nhiễu loạn triều đình.

Lúc bấy giờ, thái hậu Ngọc Hân mới làm mối người em của mình là công chúa Ngọc Bình cho Quang Toản. Hôn lễ ấy được chấp thuận, công chúa Ngọc Bình trở thành chính cung hoàng hậu nhà Tây Sơn khi vừa tròn 12 tuổi.

Điều đó vô tình đặt những nhân vật bấy giờ vào một mối quan hệ đầy phức tạp. Ngọc Hân và Ngọc Bình lúc này vừa là chị em vừa là mẹ chồng con dâu, còn vị vua quá cố Quang Trung và vị vua đương nhiệm Quang Toản vừa là cha con lại vừa là "anh em cọc chèo". Khiến cho danh xưng giữa mọi người trở nên rối ren.

Cho đến tháng 5/1801, Nguyễn Ánh kéo quân đánh chiếm Phú Xuân, Quang Toản cùng hoàng thân phải bôn tẩu ra Bắc Hà. Tuy nhiên trong đợt tháo chạy của nhà Tây Sơn đó, Ngọc Bình cùng một số cung nữ bị kẹt lại tại Phú Xuân, không theo cùng Quang Toản được.

Nguyễn Ánh lúc bấy giờ thấy bà hoàng hậu Ngọc Bình có nhan sắc, tiếng nói nhỏ nhẹ, khuôn ý, dáng vẻ thướt tha thì có ý muốn lấy bà làm thứ phi.

Thấy vậy, các quan thần can ngăn Nguyễn Ánh: "Thiên hạ bây giờ là của bệ hạ, thiếu gì của lạ giai nhân mà lại nhận vợ của kẻ thù." Nguyễn Ánh bỏ ngoài tai những lời khuyên của bề tôi mà trả lời rằng: "Đó quả là một lời tàn nhẫn. Ái tình là ái tình, nó không liên quan đến mục đích cao cả mà trẫm theo đuổi. Hậu thế sẽ không chê trách một ông vua đã biết yêu và chắc các khanh và triều đình sau này cũng vậy."

Trước ý chí sắt đá của Nguyễn Ánh, các quan thần buộc phải thuận lời. Năm 1802, khi Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, vua đã phong cho bà Ngọc Bình làm thứ phi. Điều đó lại càng làm cho lịch sử có thêm một mối quan hệ phức tạp khác, khi bây giờ Gia Long và Quang Trung lại trở thành "anh em cọc chèo" trong khi cả hai vốn rất hiềm khích.

Đức phi Ngọc Bình đã sinh hạ cho Gia Long hai hoàng tử đó là Quảng Uy Công Nguyễn Phúc Quân và Thường Tín Công Nguyễn Phúc Cự cùng với hai công chúa là Ngọc Khuê và Ngọc Ngôn. Sau khi sinh Nguyễn Phúc Cự năm 1810, bà phi Ngọc Bình cũng mất vào năm đó khi chỉ mới 27 tuổi, thụy là Cung Thận Đức phi, an táng tại làng Trúc Lâm.

Đến năm 2008, mộ bà được cải táng về khu đồi Mâm Xôi thuộc phường Hương Hồ, thành phố Huế.

ngoc_binh_3

Cạnh ngôi lăng mộ của bà phi Ngọc Bình là một ngôi mộ của một nữ nhân khác trong hoàng tộc triều Nguyễn.

Trong lịch sử, Đức phi Ngọc Bình ít được nhắc đến hơn so với người chị Ngọc Hân của mình. Dẫu ít dấu ấn hơn, nhưng Đức phi Ngọc Bình là được xem như mối nhân duyên giữa ba triều đại lịch sử là Lê, Tây Sơn và Nguyễn. Suốt dòng chảy thời gian, có lẽ không ai lại có số phận đặc biệt như vậy. Điều đó được dân gian truyền tụng với nhau bằng câu thơ:

"Số đâu mà số lạ lùng
Con vua mà lấy hai chồng làm vua."
 
Lăng mộ bà Ngọc Bình: đồi Mâm Xôi, thôn Chằm, phường Hương Hồ, thành phố Huế. 

Nguồn : Journey in Hue

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 23
Trong ngày: 736
Trong tuần: 5187
Lượt truy cập: 1323941

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy