Sự tích cây dừa Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

SỰ TÍCH CÂY DỪA VIỆT NAM



Tứ mở đầu cho bài thơ “Dừa ơi”, nhà thơ Lê Anh Xuân đã trăn trở với câu hỏi “Dừa có tự bao giờ?”. Câu hỏi đó vẫn thường được nhắc đi nhắc lại trong tâm hồn trẻ thơ cũng như bao cụ già miền quê Nam bộ, nhưng vẫn chưa có được câu trả lời cụ thể.

Nguồn gốc của cây dừa Việt Nam



…“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ

Dừa ru tôi giấc ngủ trẻ thơ

Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió 

Tôi hỏi nội tôi: dừa có tự bao giờ? ”...



Tứ mở đầu cho bài thơ “Dừa ơi”, nhà thơ Lê Anh Xuân đã trăn trở với câu hỏi “Dừa có tự bao giờ?”. Câu hỏi đó vẫn thường được nhắc đi nhắc lại trong tâm hồn trẻ thơ cũng như bao cụ già miền quê Nam bộ, nhưng vẫn chưa có được câu trả lời cụ thể.

Chỉ biết rằng thưở xưa, nơi vương quốc Champa cổ (gồm từ Quảng Binh đến Bình Thuận ngày nay) cách đây hơn 2000 năm đã có bộ tộc Dừa, hay còn gọi là Chăm Dừa. Truyền thuyết của người Chăm Dừa rằng: Có một cậu bé khôi ngô tuấn tú được sinh ra từ một mo dừa trong vườn thượng uyển. Nhà vua thấy vậy đã đem làm con nuôi. Khi lớn lên, với tài năng và đức độ, chàng trai được vua cho cưới công chúa và sau đó thì được tôn lên làm vua. Từ đó cây dừa được dùng làm biểu tượng cho thị tộc của mình và bộ tộc Dừa có tên gọi từ ngày ấy. Tên vị vua này, cho đến nay các nhà nghiên cứu Chăm học vẫn chưa tìm ra được.

Vào thế giữa thế kỷ thứ II, Bộ tộc Dừa phát triển hùng mạnh lập nên nhà nước Lâm Ấp, vua Lâm Ấp qua các triều đại đã nhiều lần đưa quân ra cướp phá nước ta. Qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, vương quốc Champa ngày nay không còn nữa, người Chăm Dừa ngày nay cũng chỉ còn lại tục dùng dừa làm lễ vật trong những ngày lễ Tết dâng lên trời đất tổ tiên để tỏ lòng thành kính và cũng ít được nhắc lại qua chuyện kể lưu truyền về nguồn gốc của mình.

Lịch sử văn hóa Việt Nam nay còn lưu lời ông cha ta truyền lại để dạy cháu con biết sống làm người qua câu ngạn ngữ: “Lành làm gáo, vỡ làm muôi”.

Tục nhuộm răng đen người Việt xưa cũng có than gáo dừa.

Dòng tranh dân gian Đông Hồ của ta cũng đã có bức tranh hứng dừa.



Những món ăn dân dã truyền thống của dân ta cũng đều có dừa như: bánh đa, bánh đúc, bánh ít, bánh gai, bánh phu thê (xu xê), bánh cốm. Bánh gai đã trở thành đặc sản của nhiều địa phương miền Bắc: như bánh gai lá dừa của Yên Sở, bánh gai Ninh Giang, Bánh gai Lam Kinh, Bánh gai Tứ Trụ, ... Riêng bánh xu xê, bánh cốm cũng là những lễ vật tiến vua và nay được dùng làm lễ vật trong dịp cưới hỏi mà không thể thiếu của người Kinh Bắc.

Địa danh mang tên Dừa cũng đã tồn tại hơn ngàn năm nay tại kinh thành Thăng Long. Và cho đến nay, một trong hai địa danh tồn tại đầy đủ với tên gọi hành chính của hoàng thành Thăng Long còn xót lại của thủ đô Hà Nội từ tên Nôm, đó là phường Cầu Dền và phường Ô Chợ Dừa. Rất tiếc, Ô Chợ Dừa ngày nay không còn bóng dáng của cây dừa nào, để người ta có thể hình dung được vì sao lại có cái tên gắn với cây dừa. Rồi có lúc cháu con chúng sẽ ta đặt ra câu hỏi: Tại sao lại có địa danh Ô Chợ Dừa giữa lòng Hà Nội?

Từ suy nghĩ này, Ban Văn hóa – Du lịch của Hiệp hội Dừa Việt Nam đã lần giở, tìm lại cội nguồn lịch sử của địa danh này và đã có bài tham luận trong hội thảo Ngàn Năm Thăng Long được Viện Văn hóa Nghệ thuât Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học KH Xã hội Nhân văn tổ chức tai tp HCM ngày 23 tháng 9 năm 2010. Đây cũng chính là tiền đề cho hoạt động văn hóa của Hiệp hội Dừa Việt Nam.

Trong chúng ta, hẳn ít ai được biết, cách trung tâm thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 20km về phía Tây, có một ngôi làng cổ, quê hương của vị võ tướng Phạm Tu - Lý Phuc Man với tên gọi “làngYên Sở”. Nơi đây cũng đã 1 thời dân gian gọi là làng Dừa vì được trồng rất nhiều dừa. Cũng tại nơi đây vào những năm 60, 70 của thâp kỷ trước, hãng phim truyện Việt Nam đã quay những bộ phim kể về những câu chuyện chiến đâu ở miền Nam như: Nổi gió, Chị Tư Hậu, Chị Út Tịch, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, với cảnh vườn dừa bạt ngàn, những hàng dừa bên dòng kinh xanh ngát. Do dân số ngày càng tăng, tiến độ đô thị hóa ngày càng gần và dịch bệnh bọ cánh cứng từ năm 2005 đã làm cho cây dừa Yên Sở ngày nay không còn nhiều. Chính quyền địa phương cũng đã có chủ trương trồng lại dừa, cũng là cách ghi nhớ công ơn của vị tướng tài Phạm Tu - Lý Phục Man đã có công đưa cây dừa từ phương Nam về trồng trên quê hương mình, để có một thời kinh tế từ dừa của Yên Sở rất bền vững. Ngày nay, tại đây cũng đã có nhiều gia đình giàu lên từ nghề truyền thống đó là buôn dừa và làm bánh gai đăc sản làng Dừa.

Từ đây, ta có thể có giả thuyết: Dừa được võ tướng Phạm Tu - Lý Phục Man đưa về Vạn Xuân sau khi đánh tan và bắt khoảng 5000 tù binh Lâm Ấp từ giữa thế kỷ thứ VI, kỷ nhà Tiền Lý, thời vua Lý Nam Đế.

Ngày nay, cây dừa ở miền Trung - đất nước Champa xưa không còn ở vị thế cao, bởi giá trị kinh tế từ dừa chưa làm cho cây dừa lên ngôi, nhưng ở miền Nam, nhất là Bến Tre, Tiền Giang, dừa được coi là một trong mũi nhọn kinh tế và được trồng rộng rãi trong dân chúng, để mọi người lầm tưởng đồng bằng sông Cửu Long chính là quê hương của cây dừa Việt Nam. Dù không là quê hương của Dừa, nhưng người dân Nam bộ vẫn luôn tự hào về cây dừa của mình qua sự kiên cường trung dũng mà cây dừa đã cùng người dân Nam bộ đồng hành chiến đấu chống ngoại xâm.

Ông Văn Hiến, người con của Mỏ Cày, Bến Tre đã nhiều năm nghiên cứu về cây dừa cho chúng ta hiểu vi sao cây dừa chỉ có mặt ở đồng bằng sông Cửu Long từ khi dân ta khai hoang mở cõi…

Ngoài những giá trị văn hóa, cây dừa Việt Nam vẫn luôn là hình ảnh quê hương của những người con xa xứ, là bao ký ức tuổi thơ với lời ru của mẹ bên chiếc võng sơ dừa cùng những trò cút bắt trẻ thơ …

 

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 749
Trong tuần: 5157
Lượt truy cập: 1317139

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy