Cao Lầu - đặc sản Hội An và cái tên khá đặc biệt

Khi đến Hội An, du khách chắc không ai không nghe đến cái tên "cao lầu", và điều đặc biệt hơn là tên gọi món ăn không liên quan gì đến hình thức hay nguyên liệu làm ra món ăn đó.
 
cao_lau_cph
 
Thoạt nhiên khi nhìn tô Cao lầu, ta sẽ thấy đó là một dạng mì sợi. Nhưng xứ Quảng Nam vốn đã có Mì Quảng, tên gọi nghe qua đã hiểu rõ đây là món mì xứ Quảng. Vậy mà tên Cao Lầu lại chẳng liên quan gì đến món mì, trong khi nhìn Cao Lầu rất giống mì, nhưng đương nhiên cách chế biến và gia vị món ăn khác với mì Quảng.
 

Thế tên Cao Lầu có nghĩa là gì?

 
Đa số tài liệu hiện nay giải thích rằng: đây là món "cao lương mĩ vị của Hội An, khi ăn phải ngồi trên lầu cao thưởng thức nên gọi là Cao lầu" (Wikipedia - Cao Lầu) từ đó được rất nhiều Anh/Chị làm nghề Hướng Dẫn Viên giải thích tên gọi, nhưng theo tôi cách giải thích trên thật là khiêng cưỡng.
 
Vì thật sự, xưa nay ít có món ăn nào được gọi tên theo hình thức ngồi ăn (món đó), mà chủ yếu tên gọi món ăn xuất xứ từ cách làm món ăn, nguyên liệu chế biến món ăn. Trong khi, nhà ở Hội An xưa chỉ xây gác chứ không xây lầu, mà gác là nơi để chứa hàng hóa tránh lụt lội (vì tới mùa bão nước sông Hoài dâng cao). Chưa có minh chứng nào người Hội An xây lầu (gác) để bán Cao lầu cho thực khác ăn cả?
 

Thế thì tên Cao Lầu có từ đâu?

 
Quả thật người Hội An cũng không rõ, chỉ biết rằng từ lâu rồi, món ăn nầy ông bà họ gọi vậy nên con cháu gọi theo. Nếu truy tìm nguồn gốc về món ăn và tên gọi Cao Lầu, chúng ta có thể đưa ra một chút giả thuyết như sau:
 
- Các chuyên gia ẩm thực cho rằng, Cao lầu giống sợi mì Udong (Nhật Bản), vì vào thế kỷ 17, 18 người Nhật từng được Chúa Nguyễn cho định cư ở Hội An. Tuy nhiên, người Việt và người Hoa ở Hội An có chế biến và lập quán bán món ăn này. Và tên gọi Cao Lầu người Hoa gọi theo chứ cũng không xác nhận rằng món ăn này có gốc từ dân Hoa kiều.
 
Người Hoa có làm món mì sợi, há cảo, sủi cảo... nhưng "mì" Cao lầu thì có cách chế biến riêng. Do nhìn thấy hình dạng Cao lầu với hình sợi màu vàng giống mì, nhưng thật sự Cao lầu làm từ bột gạo (không phải bột mì). Gạo chọn loại tốt, đem ngâm với nước giếng cổ Bá Lễ, lọc qua nước tro (đốt từ loại tràm ở Cù lao chàm). Sau đó đem xay nhuyễn và nhồi thành bột, hấp chín và cắt thành sợi giống mì.
 
Sợi mì đem phơi và hấp một lần nữa cho chín. Mì sợi Cao lầu có mùi thơm đặc trưng riêng, có màu vàng vì lọc qua nước tro, có vị giòn, độ dẻo. Khi ăn cao lầu được cho vào tô, có thịt xá xíu, tốp mỡ (hoặc bánh chiên), chế qua nước dùng và có giá đỗ với các loại rau đặc trưng như: cải, húng, trà quế...
 
Người ăn Cao lầu chỉ trộn cho sợi cao lầu và rau hòa với nước dùng là ăn. Vì bên trong tô cao lầu đã có nước dùng, có thể thêm chút xì dầu và ớt nếu cần thiết. Trong âm tiếng Triều Châu, loại chế biến sợi từ bột gạo thì gọi là Quả Điều (Kuao Tieu) nên người Nam bộ bắt chước đọc theo thành Hủ Tiếu.
 
Từ Quả (Kuao), người Quảng Đông đọc thành Cao/Cảo nên mới có tên gọi Há Cảo/ Sủi Cảo. Vả như, từ Quả hay Cảo này là chỉ loại bột gạo làm sợi Cao lầu; từ "Lầu" thực ra là "lèo" để chỉ nước dùng, người Nam bộ hay gọi "nước lèo". Do đó, đây là sợi mì ché biến từ bột gạo ăn với nước dùng nên dân xứ nầy gọi là Cao - lèo, sau biến âm thành "Cao lầu".
 
Có thể lắm chứ...nếu tìm về cội nguồn tên Cao Lầu theo cách giải thích trên. Vì một món ăn đã từng có nguồn gốc giao thoa từ 3 dân tộc: Nhật - Hoa và Việt. Là món ăn đặc trưng của Phố cổ Hội An, cần lắm một cách giải thích tên gọi hợp lý mà khoa học.
 
quy_tirnh_san_xuat_soi_cao_lau

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 709
Trong tuần: 5177
Lượt truy cập: 1317265

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy