CHỊ EM HỌ TỐNG VÀ 3 CUỘC HÔN NHÂN NỔI TIẾNG

CHỊ EM HỌ TỐNG VÀ 3 CUỘC HÔN NHÂN NỔI TIẾNG

 

Ba chị em nhà họ Tống là ba người phụ nữ có chồng là những nhân vật chính trị nổi bật của Trung Quốc đầu thế kỷ 20. Trong ba chị em thì Tống Ái Linh được xem là "một người yêu tiền", Tống Mỹ Linh được xem là "một người yêu quyền, Tống Khánh Linh được xem là "một người yêu nước". Người Trung Quốc gọi gia tộc họ Tống là “Vương triều không vương miện”. Danh tiếng của gia tộc này phần lớn được tạo nên bởi ba cuộc hôn nhân nổi tiếng của ba người con gái: Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh.

chi_em_ho_tong_va_3_cuoc_hon_nhan_noi_tieng_1Ba chị em nhà họ Tống với ba cuộc hôn nhân nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa


Cả ba cô con gái đều được cha mẹ cho du học tại Mỹ, có nhan sắc, học vấn uyên thâm và đều lấy những người đàn ông có tên tuổi, nhưng đều đã có một đời, thậm chí hai, ba đời vợ. Tống Ái Linh là vợ Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh trở thành hai đệ nhất phu nhân. Ba cuộc hôn nhân này đã làm cho gia tộc họ Tống trở thành đề tài hấp dẫn cho giới sử học, văn học, điện ảnh... khai thác. Một bộ phim Hong Kong về ba chị em có tên "Chị em nhà họ Tống" (Tống gia tỷ muội), có sự tham gia diễn xuất của Trương Mạn Ngọc đã miêu tả cuộc sống của ba chị em đã được sản xuất năm 1997.
 
tong-my-linh-3
 
Cả ba chị em họ Tống đều du học tại Mỹ, có nhan sắc, học vấn uyên thâm và đều lấy những người đàn ông có tên tuổi

Tống Ái Linh (1890-1973) là chị cả. Người đàn ông đầu tiên hỏi Tống Ái Linh làm vợ là Tôn Trung Sơn - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Trung Quốc, một người bạn chí cốt của cha cô, nhưng cô đã từ chối. Cô cho rằng, chủ nghĩa “Tam dân” mà Tôn Trung Sơn theo đuổi chỉ là “một tín ngưỡng xa vời, không thể thực hiện, mà còn làm cho gia đình họ Tống bị liên lụy”. Cô đã lấy Khổng Tường Hy, hậu duệ đời thứ 75 của Khổng Tử, thuộc dòng dõi cao môn vọng tộc. Bà sớm nhận thấy ở Khổng Tường Hy có sự “khôn khéo trong quan hệ giao tiếp, có năng lực công tác và đặc biệt là biết kiếm tiền đúng cách, có bản lĩnh quản lý tài chính trời cho”. Hai người đi đến hôn nhân một cách dễ dàng, cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, giàu sang. Sau này Khổng Tường Hy đã giữ những chức vụ cao nhất về tài chính trong chính phủ của Tưởng Giới Thạch: Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Trung ương, Viện trưởng Viện hành chính, Ủy viên Ban kinh tế toàn quốc... và là chỗ dựa tin cậy của Tưởng Giới Thạch.

tong-my-linh
Ba chị em nhà họ Tống: Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh, Tống Mỹ Linh (từ trái qua phải)

Tiếp đến là cô giữa Tống Khánh Linh (1893 – 1981). Từ nhỏ, Tống Khánh Linh đã ngưỡng mộ, tôn thờ Tôn Trung Sơn. Sau khi chủ nghĩa "Tam dân" thành công và ông có ảnh hưởng lớn đối với cách mạng Trung Quốc. Bà Khánh Linh đã có tình cảm với Tôn Trung Sơn nhưng khởi đầu cuộc hôn nhân của họ không được thuận lợi. Sự chênh lệch lớn về tuổi tác và chuyện ông đã có vợ khiến ông bà Tống Gia Thụ kịch liệt phản đối. Chỉ một mình Tống Ái Linh là ủng hộ, vì cho rằng cuộc hôn nhân này sẽ hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho gia tộc. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ, cô trở về nước dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng, làm thư ký Anh văn cho Tôn Trung Sơn, rồi trở thành người cộng tác đắc lực của ông. Lý tưởng và nhân cách cao đẹp của Tôn Trung Sơn đã cuốn hút bà sâu sắc. Tình yêu đã nảy nở giữa một người thiếu nữ với một người đàn ông lớn tuổi, đã có vợ và ba người con. Bất chấp sự phản đối của bố mẹ, Tống Khánh Linh đã trốn sang Tokyo làm lễ cưới giản dị với Tôn Trung Sơn. Họ đã có mười năm chung sống hạnh phúc và hoạt động cách mạng. Khi Tôn Trung Sơn bệnh nặng qua đời, Tống Khánh Linh mới 30 tuổi, nhưng bà đã sống cuộc sống độc thân cho đến cuối đời. Người Trung Quốc gọi bà là “Trinh đức thánh nữ”.
tong_khanh_linh_va_ton_trung_son
uộc hôn nhân giữa Tống Khánh Linh và Tôn Trung Sơn dù gặp nhiều rào cản nhưng họ vẫn có 10 năm hạnh phúc

Trong ba cô gái họ Tống, Mỹ Linh (1897 – 2002) xinh đẹp và sắc sảo nhất, nhưng lấy chồng muộn nhất. Trong một buổi dạ tiệc tổ chức tại tư gia của Tôn Trung SơnTống Mỹ Linh gặp Tưởng Giới Thạch. Khi mới gặp Tống Mỹ Linh, Tưởng vẫn còn lận đận trên con đường công danh. 

Theo tính toán của Tưởng, mối nhân duyên với tiểu thư nhà họ Tống sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho sự nghiệp chính trị của mình. Nếu trở thành con rể của gia đình nổi tiếng này, Tưởng sẽ lợi dụng được uy tín của Tôn Trung Sơn, lại có điều kiện để kết thân với phương Tây và sử dụng chuyên gia tiền tệ Tống Tử Văn để giải quyết khó khăn về tài chính. Nhưng việc tìm một chỗ đứng trong gia đình họ Tống không phải là việc dễ dàng đối với Tưởng bởi sự phản đối kịch liệt từ phía bà mẹ và người chị gái thứ hai
 
tong_my_linh
Trong ba chị em họ Tống, bà Mỹ Linh xinh đẹp và sắc sảo nhất

Thời gian đầu, bà Nghê Quế Trân khăng khăng không chịu gả Tống Mỹ Linh cho Tưởng, vì cho rằng Tưởng có địa vị thấp hèn, không có đạo đức, không theo đạo Cơ đốc. Nhưng Tưởng đã tìm thấy sự ủng hộ từ Tống Ái Linh. Bà cho rằng: “Con người này có một tiền đồ vô hạn. Sau thời Tôn Trung Sơn, gia đình họ Tống muốn nở mày nở mặt, chỉ có họ Tưởng là có thể trông cậy được”. Tống Ái Linh đã nói với em gái: “Tưởng Giới Thạch sẽ trở thành người thống trị cao nhất Trung Quốc. Lấy Tưởng Giới Thạch đồng nghĩa với việc trở thành đệ nhất phu nhân”. Và Tống Mỹ Linh đã xiêu lòng. 
 
tuong_gioi_thach_va_tong_my_linh_1
Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh

Thế nhưng, thời gian đã thay đổi mọi định kiến của gia tộc họ Tống về con người Tưởng Giới Thạch. Sau 5 năm theo đuổi, tháng 11/1927, Tưởng đã sang tận Kobe Nhật Bản để tiếp kiến bà Nghê Quế Trân và được bà đồng ý cho cưới Tống Mỹ Linh. Ngay sau đó, Tưởng đưa bà về Trung Quốc, tổ chức họp báo tuyên bố kế hoạch làm đám cưới. Hôn lễ của hai họ Tưởng - Tống có tới hàng ngàn người tham dự. Vợ chồng Tổng lãnh sự Mỹ, Nhật Bản, Đức cùng đại diện một số công ty và một số phóng viên nước ngoài cũng có mặt tại hôn lễ. 
 
Mặc dù Tưởng đã công bố sẽ tổ chức đám cưới thật tiết kiệm, khoản kinh phí dùng để đặt tiệc sẽ phát cho bệnh viện quân đội và xin miễn nhận quà mừng. Nhưng trên thực tế tiền mừng từ bạn bè và đồng bào khắp nơi gửi về: “Những người đến ngân hàng đưa tiền tặng nối nhau hết sức đông đảo, nhân viên nhận tiền không một phút ngơi tay...”. 

Cưới được Tống Mỹ Linh rồi, tâm trạng Tưởng Giới Thạch vô cùng sung sướng, đã cho đăng một bản thông báo với nội dung: “Hôm nay được kết hôn với người kính yêu nhất là Tống Mỹ Linh nữ sĩ, thật là ngày vẻ vang nhất trên đời”. Sau lễ cưới 40 ngày, Tưởng Giới Thạch trở thành Tổng thống, Tống Mỹ Linh trở thành đệ nhất phu nhân. Lúc đầu, đây là một cuộc hôn nhân sắp đặt vì mỗi bên thấy được cái lợi của mình khi có nhau. Nhưng về sau Tống Mỹ Linh yêu Tưởng và Tưởng cũng yêu bà như một báu vật.
 
tuong_gioi_thach_va_tong_my_linh
Cưới được Tống Mỹ Linh, Tưởng Giới Thạch yêu và xem bà như báu vật
 
Sau khi đánh Nhật xong, Tống Ái Linh và chồng qua Hồng Kong, rời xa môi trường chính trị, chỉ tập trung vào tài chính. Còn Tống Mỹ Linh theo Tưởng Giới Thạch sang Đài Loan, chỉ có Tống Khánh Linh ở lại Trung Quốc. Cả ba chị em mười năm không gặp nhau cho đến khi bà Tống Khánh Linh mất. Theo nhiều tài liệu cho hay, người mà bà Khánh Linh muốn gặp nhất chính là em gái bà: Tống Mỹ Linh

Những tưởng ba chị em họ Tống chỉ biết đứng cạnh điểm tô cho chồng như trong các bộ phim Trung Hoa. Nhưng thật sự ba chị em họ với ba cuộc hôn nhân nổi tiếng là những người đàn bà tài năng, đứng đằng sau phò trợ cho chồng tạo nên lịch sử Trung Hoa. 
cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 23
Trong ngày: 728
Trong tuần: 5176
Lượt truy cập: 1318632

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy