NHỮNG MÓN ĂN CÓ TÊN GỌI LẠ CỦA SAIGON XƯA.

 

 

 

NGUỒN GỐC CỦA CÁI TÊN "BẠC XỈU"- một món thức uống khá phổ biến ở Sài Gòn.
Chữ "bạc xỉu", gọi tắt của cụm chữ "bạc tẩy xỉu phé". Mấy chữ đó là âm từ tiếng Quảng Đông, thứ tiếng Tàu khá phổ thông trong số những người Hoa sống ở Sài Gòn.
Bạc là màu trắng, Tẩy là cái ly không, Xỉu là một chút, và Phé là cà phê. Rõ nghĩa hơn, đó là một thức uống theo ý khách hàng : Sữa nóng thêm một chút cà phê. Sữa đặc pha với nước sôi thường có mùi hơi khó uống, nên chút cà phê thêm vào sẽ làm cái mùi ấy mất đi.
Ở những quán cà phê bình dân của người Tàu món này rất phổ biến (những năm 50s, 60s, Sài Gòn rất nhiều những quán cà phê bình dân kiểu này, chúng thường chiếm vị trí thuận lợi ở mỗi đầu con hẻm).
Dần dà, người khách Việt thuộc lòng món ăn, uống ưa thích bằng tiếng Tàu và sau đó đã sử dụng luôn chúng trong lúc gọi thực đơn. 
Để thuận miệng các khách hàng đã gọi cái thức uống nhiều sữa có một chút cà phê ấy là "bạc xỉu"
Thế là bạc xỉu ra đời từ đó. Sau này, ngoài bạc xỉu nóng, người Việt còn uống bạc xỉu đá. Ngày nay, bạc xỉu có bán ở hầu hết các quán cà phê ở sài gòn từ bình dân đến sang trọng.
 
Tuy nhiên có cách giải thích khác cho rằng "Tẩy" không phải là ly không, nghĩa của nó là "đáy". Vậy Bạc tẩy = cái đáy màu trắng! là sao??? Người Quảng thường rất văn vẻ, xuất khẩu thành thi. Khi nói chuyện dù là đời thường cũng thường hay dùng thành ngữ văn chương thay thế từ ngữ thông tục. Trong ẩm thực họ cũng thế. Tên các món ăn thường được "văn chương hóa" thành những cái tên rất mỹ miều. Ví dụ món thịt nguội, chả lụa, trứng bắc thảo, tôm khô, củ kiệu này nọ thì được ghi trong thực đơn là "Bát bửu". Tương tự vây, càng cua bọc chả tôm lăn bột chiên thì gọi là "Càng cua bách hoa". Và thậm chí ly đựng nước đá để đổ nước ngọt chai vô thì họ cũng đặt tên riêng cho nó là "Xịt tẩy", Xịt = đá/tuyết, tấy = đế/đáy -> Xịt tẩy = tuyết đế. Như vậy thay vì bảo là "cái ly có đá" thì họ thay bằng hình ảnh hoán dụ 'tuyết dưới đáy ly". Tương tự như vậy, sữa màu trắng nằm dưới đáy ly -> Bạc tay = bạch đế 
 
 
"Lạp xường" bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông - Trung Quốc, còn dịch theo Hán Việt của mình phải là "Lạp Trường" 
Nhưng dân mình thì cứ gọi là "Lạp sườn" hay "Lạp xưởng" 
Là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng phơi là "lạp xưởng khô", còn không phơi là "lạp xưởng tươi" Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt. Có thể bảo quản lâu.
 
 
Phá lấu là đọc theo phiên âm của Tàu, còn âm Hán Việt là đả lỗ. Lỗ là muối mặn, kho mặn. Đả lỗ là ướp mặn. Món này làm từ bao tử và ruột non heo như phổi, gan , tim heo và cả bò nữa, cách chế biến rất giản dị là tẩm ướp gia vị mà trong đó ngũ vị hương là chính, sau đó được chiên vàng và luộc lại cho mềm. 
Bây giờ có khá nhiều phiên bản của PHÁ LẤU như: 

Phá lấu nướng, luộc 
Phá lấu mì tôm 
Bánh mì phá lấu 
Phá lấu xào me 
Hủ tiếu phá lấu
Lẩu phá lấu 
Cơm tấm phá lấu.
 
 Trong dân gian, ta thường nghe tới ba chữ “Tả pín lù ” (tạp pí lù, tả pí lù) khi người ta muốn nói về những thứ hổ lốn, lai tạp… 
Tả pín lù là đọc trại ra của ba âm da-bin-lo của người Trung Quốc, Nó có xuất xứ từ một món thịt của người Mông Cổ và các bộ tộc người Hoa sống ở vùng biên thùy Trung – Mông. Những bộ tộc này có thói quen ăn uống ngoài trời. Vào mùa hè ấm áp thì họ lóc từng miếng thịt nhỏ ở các con vật như dê, cừu hay bê, rồi nướng trên lửa để ăn ngay, không cần chế biến hay thêm thắt gia vị. Vào mùa đông thì việc ăn uống kiểu đốt lửa đã tỏ ra rất bất tiện và thiếu sự đậm đà. Do đó, họ đã nghĩ ra một cách ăn món thịt vừa giữ được chất ngọt vừa tiện lợi. Món da-bin-lo đã ra đời từ đó.
 
 
Vằn thắn, hoành thánh (miền Nam) hay mằn thắn là một món ăn gốc Quảng Đông, Trung Quốc phổ biến ở nhiều nước Á Đông. Cách gọi "vằn thắn" hoặc "hoành thánh" được cho là xuất phát từ âm Quảng Đông của chữ 雲吞 ([wɐn˨˩ tʰɐn˥]), mà âm Hán Việt tiêu chuẩn là "vân thôn", có nghĩa là "nuốt mây". 

Ngoài khu vực Quảng Đông người ta gọi là 餛飩 (pinyin: hún tún, âm Hán Việt: "hồn đồn").

Vằn thắn làm từ thịt, hải sản và rau băm nhỏ, gói lại bằng vỏ bột mì rồi đem hấp chín. Sau khi hấp xong, vỏ bột mì chuyển màu trắng hơi trong cho phép nhìn thấy nhân bên trong. Viên vằn thắn còn được gọi là sủi cảo (水餃, thủy giảo), vằn thắn có tôm được gọi là hà giảo.

Vằn thắn có thể là một món riêng ăn kèm với sốt gia vị. Vằn thắn cũng có thể được dùng trong món mì vằn thắn, súp vằn thắn.

Món vằn thắn theo người Hoa du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 1930, biến đổi thành món mì vằn thắn không còn hoàn toàn giống với món ăn nguyên gốc Trung Hoa.[1] Trong món mì vằn thắn tại Việt Nam có vằn thắn (sủi cảo) làm từ thịt nạc và tôm tươi, xá xíu thái mỏng, trứng gà luộc, gan lợn, nấm hương, cải xanh, hẹ, mì làm từ bột mì và trứng. Để làm nước dùng, người ta ninh xương gà, xương lợn, cá tầm khô, một số vị thuốc bắc, và vỏ tôm.
 
Xá xíu (chữ Hán: 叉燒, âm Hán Việt: xoa thiêu) là một loại thịt heo quay hoặc nướng, xuất phát từ Quảng Đông, Trung Quốc.
Theo nghĩa đen, xoa thiêu là "đốt/nướng xâu". Món này vốn bắt nguồn từ cách lấy thịt heo, lạng bỏ xương, ướp gia vị, xỏ ghim rồi đem nướng trên lửa.

Thịt thường dùng là thịt vai, ướp mật ong, ngũ vị hương, xì dầu, chao, tương đen hoisin, phẩm màu đỏ, và rượu. Hỗn hợp gia vị trên làm cho món xá xíu có sắc đỏ. Đôi khi mạch nha được dùng quết lên để làm thịt óng ả thêm hấp dẫn.

Thịt xá xíu thường có bán ở những hiệu thịt quay người Hoa, bán chung với vịt quay, heo quay.

Thịt xá xíu có thể dùng làm nhân bánh bao, trộn với cơm chiên, hoặc ăn kèm với mì hay cơm trắng
 
 
Lẩu (từ có nguồn gốc theo giọng Quảng Đông: 爐, âm Hán Việt: lô, nghĩa là "bếp lò") còn gọi là cù lao là một loại món ăn phổ biến xuất phát từ Mông Cổ, nhưng ngày nay được các nước Đông Á ưa thích. Một nồi lẩu bao gồm một bếp (ga, than hay điện) đang đỏ lửa và nồi nước dùng đang sôi. Các món ăn sống được để xung quanh và người ăn gắp đồ ăn sống bỏ vào nồi nước dùng, đợi chín tới và ăn nóng. Thông thường đồ ăn dùng làm món lẩu là: thịt, cá, lươn, rau, nấm, hải sản... Ở nhiều nơi, món lẩu thường được ăn vào mùa đông nhằm mục đích giữ thức ăn nóng sốt.
 
Nguồn : Sài Gòn Vivu
cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 21
Trong ngày: 931
Trong tuần: 5400
Lượt truy cập: 1326041

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy