CỐI XAY Ô DƯỚC VÀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG TRƯỚC TKXX

 

 

 

 

 

Trước thế kỷ 20, những công trình kiến trúc ở Việt Nam không được sử dụng xi măng như bây giờ mà dùng một hợp chất rất phổ biến được gọi là Ô Dước.
Ô Dước là loại hợp chất hữu cơ gồm nhiều loại.

Ai cũng nghĩa hữu cơ nhanh chóng bị hư hại, nhưng thật ra điều này không chính xác với ô dước.

Điển hình là có rất nhiều công trình ở Việt Nam ta được xây dựng nên từ ô dước nhưng đến nay vẫn còn vững chắc với thời gian như:
- Về mộ cổ: Có Thạch mộ sóng táng trên đường Nguyễn Tri Phương, TPHCM. Khu lăng mô Hoàng Gia ở Tiền Giang, Mộ Cổ Tân Trụ. 
- Về các công trình kiến trúc có sự đóng góp của Ô Dước là: Kinh Thành Huế, các lăng mộ vua, Chùa Thiên Mụ và các miếu phủ, các thành quách còn tồn tại đến bây giờ như Hải Vân Quan, Quảng Bình Quan...đều có sự đóng góp của Ô Dước.


Điều đặc biệt là: Kỹ nghệ xây ô dước của Việt Nam đã phát triển cao hơn so với thế giới rất nhiều và sự chắc chắn bền bỉ của ô dước Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực hẵn mấy lần.

Khi nhắc đến đây, bạn hãy tự hào là người Việt chúng ta là bậc thầy về hóa học khi kết hợp được các phản ứng hóa học trong hợp chất ô dước để biến nó thành hợp chất cứng như bê tông ngày nay. Chứng tỏ ta đâu thu kém gì thế giới. 

15241777_1231312496927987_1224035895081277471_n

Rất nhiều người nhầm lẫn, và tôi từng được "dạy bậy" ở trường khi một giáo sư nói ô dước là một loại cây mà người ta lấy tinh dầu của nó làm keo xây dựng. Nếu có thời gian được gặp lại thầy đó, tôi sẽ tặng hẳn cho thầy một bộ luận án về cây ô dước và ô dước trong xây dựng để thầy ấy có thêm tài liệu đi dạy học.


Đồng ý, có loại ô dước gọi là cây ô dước nhưng nó không liên quan gì đến xây dựng cả. Cây ô dước là một loại thuốc nam, còn có tên khác là cây bàng tỵ, được dùng chức khí hư, trướng bụng và một số bệnh liên quan đến khí huyết trong cơ thể. Đây là thuốc, và chả liên quan gì đến xây dựng cả.
Còn Ô Dước xây dựng là hợp chất hỗn hợp gồm rất nhiều loại khác nhau kết hợp mà thành.


Những thứ ấy là gì:
- Mật mía, đường mía nấu dẻo
- Dầu rái (tách từ cây dầu rái)
- Dây tơ hồng.
- Vôi sống (hoặc tôi)
- Vỏ xò, ốc xay nhuyễn.
- Than củi.
- Giấy dó hoặc bột giấy từ cây

Ngoài ra có thể thay thế mật mía bằng các loại mật khác.

Những loại nguyên liệu này đều được đẹp đi xay nhuyễn rồi trộn lại với nhau. Việc xay và trộn này công phu và tỷ mỉ và có sự đóng góp của 1 loại công cụ là cối đà mà sau này được gọi là cối ô dước.

Vấn đề nằm ở chổ là không phải ai cũng có thể tạo ra những hợp chất ô dước tốt, mà nó còn phụ thuộc vào bí kiếp của người thợ xây trong việc pha chế các nguyên liệu hợp thành ô dước cũng như tỷ lệ và thời gian kết hợp chúng lại với nhau. Cho nên ngày xưa thợ hồ rất khó làm chứ không phải như bây giờ. Việc tạo ra ô dước non hoặc già sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình và việc đó nâng cao vai trò của ô dước cũng như ông thợ xây lên thêm 1 bậc.
Vấn đề nằm ở chổ pha trộn ô dước phải thuận ngũ hành. Việc kết hợp các loại nguyên liệu lại với nhau quyết định rất nhiều thứ, và nếu biết luật ngũ hành thì thứ tự bỏ cái nào vào cái nào là bí kiếp của những thợ lành nghề. Nếu không ô dước sẽ hư hại sớm, thậm chí là chết trước khi xây.

Hợp chất ô dước sau khi xay xong sẽ có độ dẽo và nhớt giống như nham thạch hoặc giống với hắc ín bây giờ.

Sau đó thêm cát, đá sỏi và đúc thành từng mảng như ngày nay đúc bê tông, hoặc trộn với cát và xây tô như hồ xây hiện tại.

Ô dước ban đầu sẽ dẽo, mền nên phải giữ cố định, nếu không sẽ làm biến dạng công trình không như ý định ban đầu của thợ xây. 

Sau 2 đêm ô dước bắt đầu chết, một khi ô dước đã chết thì ô dước sẽ rất cứng.
Khi khai quật mộ cổ ở TPHCM người ta đã đem đo độ cứng của ô dước với bê tông dân dụng ngày nay, kết quả là ô dước đã thắng trọn bê tông.

Ngày nay, việc xây dựng ngày càng phát triển và xi măng ra đời với việc nhanh, gọn lẹ đã làm cho ô dước mất đi trong xây dựng.

Và vì thế mà không còn nhiều người biết đến ô dước như ngày xưa. Những thợ xây bây giờ cũng không còn biết đến ô dước và cách pha ô dước nữa.
Và cũng vì thế mà những cối xay ô dước cũng mất theo thời gian.

Trong hình bạn nhìn thấy là 1 cối ô dước tui chụp được tại khu lăng mộ Hoàng Gia ở Tiền Giang trong 1 lần đi bụi ớ đó vào tháng 2/2015 

Đoàn Vũ Thanh Hoàng

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 19
Trong ngày: 722
Trong tuần: 5173
Lượt truy cập: 1317366

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy