Hành hương về Châu Đốc, viếng Miếu Bà Chúa Xứ

 

 

 

 

Từ những ngày đầu năm 2017 hàng ngàn người đã đổ về TP. Châu Đốc tham dự để vào lễ ở Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.. Mặc dù đến ngày 22 tháng 4 âm lịch, nhằm ngày 17/5/2017 mới bắt đầu lễ hội Vía bà, nhưng nhiều người đã tranh thủ đi trước để tránh cảnh chen lấn diễn ra hằng năm trong dịp lễ vía Bà.

hanhhuongchaudoc5

Thờ phụng trong chánh điện miếu Bà như sau: chính giữa là tượng Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc, hai bên trái phải của tượng Bà là tượng Cô và Cậu theo hầu Bà. Ngoài sân, ngay lối dẫn vào chánh điện có ngôi miếu nhỏ thờ Ông Tà - thần đất bản địa gốc từ văn hóa Khmer.

Sau khi cầu nguyện và dâng hương tại chánh điện, cầu nguyện Bà Chúa Xứ những điều tốt lành cho bản thân và gia đình, mọi người thường qua gian bên trái của chánh điện (ở phía sân miếu) để xin những gói giấy đỏ gọi là “xin lộc của Bà” mang về cất trong nhà hay trong ví tay, với niềm tin bà Chúa Xứ sẽ phù hộ cho sức khỏe và công việc, học hành, làm ăn được thuận lợi

Tưng bừng lễ hội


Điểm nhấn của lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc hằng năm là lễ phục hiện bối cảnh rước tượng Bà Chúa Xứ từ đỉnh núi Sam về miếu thờ (theo truyền thuyết 9 cô gái đồng trinh đưa Bà xuống núi) được tổ chức qui mô. 14 giờ, giải leo núi do Trung tâm Thể dục- Thể thao TP. Châu Đốc tổ chức thu hút đông đảo các vận động viên nghiệp dư tham gia, tạo không khí sôi nổi cho ngày lễ hội. 15 giờ, tiếng trống của các đội lân, sư, rồng, đội lính khiêng kiệu, lính hầu, các vị bô lão và hàng ngàn khách tham quan tập trung về khu vực Nhà Bia liệt sĩ thành phố để dâng hương, đánh trống khai hội, phục hiện lễ rước tượng Bà. Chương trình lễ khai hội khá phong phú với các tiết mục sân khấu hóa.

hanhhuongchaudoc4

15 giờ 30 phút, đoàn rước Bà khởi hành lên núi. Dòng người rồng rắn xuất phát từ chân núi Sam dần dần tiến lên đỉnh núi. Khi tốp đầu đến nơi bệ đá đặt tượng Bà làm lễ thỉnh Bà xuống núi thì tốp cuối vẫn còn nối đuôi nhau ở gần chân núi. 16 giờ 30 phút, nghi thức dâng hương, thỉnh Bà được thực hiện trên đỉnh núi. Các nghi thức cúng tế vẫn duy trì theo cổ lệ do Ban Quản trị Lăng miếu và một số bô lão trong làng thực hiện. 17 giờ 30 phút, đoàn rước tượng Bà xuống tới chân núi với sự chào đón trang trọng của người dân, các đoàn lân nổi trống ở từng chặng đường nghinh tiếp. Khi mặt trời vừa khuất bóng, đoàn rước tiếp tục nghinh Bà về miếu thờ trong không khí trang nghiêm và náo nức. Nghi thức nhập miếu được thực hiện với màn múa lân, sư, rồng trước cổng miếu. Trong sân khu vực miếu Bà, một sân khấu được dàn dựng công phu, rực rỡ cờ, đèn; các diễn viên múa hóa trang 4 dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer biểu diễn các tiết mục đặc sắc, thu hút hàng ngàn người theo dõi.
Lễ hội văn hóa đậm nét tâm linh

Sau lễ phục hiện rước tượng Bà, lúc 0giờ ngày 23-4 âm lịch diễn ra lễ tắm Bà. Bà Chúa Xứ sẽ được tắm trong khoảng hơn 30 phút bằng nước pha 9 loại hoa. Do ghi thức tắm Bà là điều linh thiêng nên trong thời gian tắm Bà chỉ có những người làm nhiệm vụ mới được vào bên trong. Trong các ngày tiếp theo, nhiều lễ nhỏ cũng được diễn ra tại khu vực Miếu Bà như: Lễ Túc yết và Xây chầu; lễ cúng Chánh tế… Cuối lễ là lễ thỉnh sắc thần (tức lễ rước sắc Thoại Ngọc Hầu cùng chư vị về lại lăng vào ngày 27-4 âm lịch). Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ngày càng chứng tỏ là 1 lễ hội văn hóa dân gian lớn, mang đậm nét hành hương, tâm linh. Qua đó, khẳng định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

hanhhuongchaudoc

Trong những ngày cao điểm lễ hội, khu vực chính điện miếu Bà, lễ vật (trái cây, nhang, đèn, heo quay, gạo, muối…) được người dân mang đến cúng Bà rất nhiều. Bên ngoài, lò đốt giấy, nhang luôn đỏ lửa suốt cả ngày. Sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ núi Sam được loan truyền khắp nơi nên ngày càng thu hút khách thập phương đến hành lễ, dâng hương. Họ đến đây mang theo những ý nguyện, cầu mong Bà Chúa Xứ ban phước lộc.

hanhhuongchaudoc3

Trên tinh thần bảo tồn những di sản văn hóa dân tộc, các nghi thức cổ truyền tại lễ hội, Ban Tổ chức lễ hội phối hợp Ban Quản trị Lăng miếu núi Sam tiến hành một cách nghiêm túc. Nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục- thể thao, vui chơi được tổ chức để phục vụ người dân và du khách. Thông qua lễ hội nhằm tạo điều kiện cho địa phương giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng để thu hút du khách và các nhà đầu tư. Mặt khác, ngoài việc thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương, lễ hội còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển du lịch của các vùng lân cận, như: Khu du lịch Lâm viên núi Cấm, Hà Tiên… Hầu hết du khách đến với lễ hội từ các vùng khác, nhu cầu du lịch sau khi hành hương là rất lớn, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch ở các tỉnh, thành phố.

hanhhuongchaudoc1

Lễ hội chính Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức từ ngày 23-27 tháng 4 âm lịch hàng năm, năm nay nhằm ngày 18/5/2017 đến 22/5/2017. Thời gian chọn làm ngày vía Bà được giải thích là ngày tượng Bà an vị sau khi khiêng từ trên núi xuống. Năm 2001, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia. Với nhiều thắng cảnh như: Chùa Tây An, chùa Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu... Hàng năm, Châu Đốc thu hút gần 4 triệu khách du lịch trong và ngoài nước.

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 745
Trong tuần: 5422
Lượt truy cập: 1359068

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy