Lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt sau gần 170 năm







Lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt sau gần 170 năm

 

lang-ta-quan-le-van-duyet-sau-gan-170-nam

Cổng vào Lăng Ông, nơi chôn cất mộ phần, thờ cúng Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân ở Bà Chiểu (người Sài Gòn quen gọi Lăng Ông Bà Chiểu), quận Bình Thạnh, TP HCM. Trước năm 1975, hình ảnh cổng Tam quan với hai cây thốt nốt của Lăng Ông từng được chọn là biểu tượng của Sài Gòn (và miền Nam) cùng với tháp Phước Duyên của chùa Thiên Mụ (biểu tượng cho Huế và miền Trung), chùa Một Cột - chùa Diên Hựu (biểu tượng cho Hà Nội và miền Bắc).

lang-ta-quan-le-van-duyet-sau-gan-170-nam-1

Lăng Ông rộng 18.500 m2, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Vũ Tùng trên gò đất cao sát bên chợ Bà Chiểu.

lang-ta-quan-le-van-duyet-sau-gan-170-nam-2

Xung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500 m, cao 1,2 m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng, được xây dựng vào năm 1948. Năm sau, cổng Tam quan cũng được xây mở ra đường Vũ Tùng. Kiến trúc lăng mộ từ cổng Tam quan vào gồm: nhà bia - lăng mộ - miếu thờ.

lang-ta-quan-le-van-duyet-sau-gan-170-nam-3

Trong tất cả các lăng mộ ở khắp vùng Sài Gòn - Gia Định, chưa có lăng mộ nào so được với lăng mộ Lê Văn Duyệt về mặt bề thế, kỳ vĩ cũng như về mặt tâm linh, được nhân dân sùng bái, nhang khói mỗi ngày…

lang-ta-quan-le-van-duyet-sau-gan-170-nam-4

Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Bia bằng đá xanh đen (không thấy có loại đá này ở trong vùng) khắc chữ Hán, nội dung bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân. Phần cuối bia có nhắc đến phu nhân Đỗ Thị Phẫn và Phan công Lương Khê (Phan Thanh Giản) cũng được thờ trong miếu.

lang-ta-quan-le-van-duyet-sau-gan-170-nam-5

Mộ phần Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân Đỗ Thị Phẫn. Toàn thể khu mộ đều được xây bằng hợp chất ô dước. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một sân nhỏ để làm lễ.

lang-ta-quan-le-van-duyet-sau-gan-170-nam-6

Bên trong Chính điện, nơi đặt tượng đồng Tả quân Lê Văn Duyệt.

lang-ta-quan-le-van-duyet-sau-gan-170-nam-7

Người Sài Gòn thường xuyên đến Lăng Ông thắp hương, khấn vái, nhất là các ngày lễ, Tết, rằm, mùng 1.

lang-ta-quan-le-van-duyet-sau-gan-170-nam-8

Ngày 6/12/1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

lang-ta-quan-le-van-duyet-sau-gan-170-nam-9

Khu Lăng mộ có khuôn viên rộng, với nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi nên cũng là nơi nhiều người đến tập thể dục, nghỉ ngơi, thư giãn. 

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 766
Trong tuần: 5164
Lượt truy cập: 1317171

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy