LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÁC TỘC NGƯỜI THUỘC NHÓM NGỮ HỆ MALAYO Ở VIỆT NAM




1/ Tổ tiên chung: Người Mã Lai Đa Đảo di cư vào Việt Nam hơn 3000 năm trước, định cư tại Việt Nam. Họ sống rải rác ở Duyên Hải Trung Bộ. Và họ chính là Người Sa Huỳnh (Do di chỉ khảo cổ Sa Huỳnh) cũng chính là tổ phụ của Cư Dân Champa.
2/ Những cư dân Sa Huỳnh sống ven biển mang yếu tố văn hóa Biển sau này biến thành Chăm. Cư dân sống dọc bờ tây gần núi và xa Biển thì mang yêu tố núi dần dần biến thành Chăm Thượng, hay còn gọi cư dân Nam Vijaya (Nam Bàn)
Và họ có 2 đại tộc: là Người Malayo Biển và Malayo Nam Bàn.
3/ Malayo Biển có 2 nhánh bị chia tách bởi đèo Cù Mông, nhánh phía Nam sau này được tạm định danh là Chăm Cau, và nhánh phía Bắc được tạm định danh là Chăm Dừa (thiệt là Malayo Biển ở phía Nam và Malayo Biển ở Phía Bắc)
Sự chia tách này là vì khoảng cách địa lý chi phối quá trình di cư và định cư bị ngăn sông cách núi, nhưng họ vẫn còn các yếu tố chung. 
3/ 192 có một người gọi là Kurung - tức Khu Liên (thiệt ra là không ai biết Kurung là ai, vì Kurung trong tiếng Malayo, nay là tiếng Chăm, Ê đê, Raglai, Jrai, Chu Ru đều có nghĩa là Thủ Lĩnh, nên đây là chức danh chứ không phải tên) đã kêu gọi hết toàn bộ Malayo ở VN (gồm Malayo Biển phía Bắc, Malayo biển Phía Nam và Malayo Nam Bàn) đứng lên kháng lại đô hộ phương Bắc (Trung Hoa) tạo thành 1 quốc gia là Lâm Ấp. 
3/ Lâm Ấp phát triển mạnh mẽ, tiếp thu Balamon và phát triển lên thành Hoàn Vương, rồi Chiêm Thành, vẫn là 1 giống dân duy nhất và chung tiếng nói, trang phục, tâm linh. 
Nhưng, những Malayo Nam Bàn (tiền thân của Malayo Tây Nguyên ngày nay) dù sao thì cũng ở vùng phía Tây Nam của Cù Mông vẫn ít bị Balamon hóa hơn cư dân Malayo Biển.
Do đó, họ nhìn nhận mình được Bà Po Nagar sinh ra, bảo bọc và chỉ dạy (như Chăm) nhưng họ không bị chi phối nhiều về các vị thần Balamon, nên họ tin vào Đa thần mà đa phần là các nhiên thần, họ gọi mình là Orang Anak Nagar (trong tiếng Malayo có nghĩa là Người con của mẹ xứ sở) rồi trại thành Rang Đê Gar (Người của mẹ Xứ Sở sống ở vùng đồi cao phía nam), rồi rút gọn lại thành Rang Đê và rồi là Ra Đê, họ vẫn thần phục Champa lúc này.
4/ Cuối thế kỷ 7, Java (Indonesia) đánh vào Earyu, Kauthara, Eatrang, làm cho phần lớn cư dân vùng này chạy ngược lên Cao nguyên M'Đrak (Đắk Lắc bây giờ) và định cư ở đây và dần dần nhạt phai văn hóa Balamon nhưng vẫn có mối liên hệ với Champa.
5/ Thấy vùng Cao Nguyên đất đai màu mỡ lại ít lũ lụt, tốt cho việc trồng trọt và chăn nuôi, nên một bộ phận Thần dân Chiêm Thành sống giáp chân núi -vùng bình nguyên, chuyển tiếp của Cao nguyên và đồng bằng - Những Rang Đê chưa di cư kịp trong đợt thế kỷ VII tiếp tục lên Cao Nguyên Cheo Reo và sống ở đây (lúc này họ cũng vẫn là người Rang Đê) và sống dài dài từ đấy đến Gia Lai, Kon-tum bây giờ.
6/ TK XII, Vua vùng Panduranga tên là Po Jatol cai trị vùng đất này hùng mạnh, thì Vua Toàn Chăm là Po Sulekha mất (kinh đô lúc này đóng ở Bal Sri Banoy - Vijaya) mà không có người nối ngôi. Nên biết được Vua xứ Panduaranga là Po Jatol nổi trội nhất trong số các Vua ở các tiểu quốc còn lại nên thần dân Champa cho voi trắng vào Panduranga rước Po Jatol về làm Vua của Toàn xứ Champa và ông xưng là Po Kloong Garai. 
Rồi sau đó quê nhà của ông là Panduranga bị Khmer xâm lượt nên ông thân chinh đi từ Bal Sri Banoy về Panduranga chinh phạt Khmer. 
Trước khi giấy binh dẹp Khmer, ông đã kêu gọi toàn thể các Quốc Vương các tiểu quốc và Thần Dân toàn Chăm cùng nhau chống giặc.
Lúc bấy giờ chống giặc nhiệt thành nhất là nhóm người Rang Đê ở Cao Nguyên Cheo Reo, họ băng sông vượt núi xuống đến tháp tùng cùng nhà vua đi chống giặc Khmer, và khi Po Kloong Garai thắng trận, hiển nhiên họ có công hộ giá, để tự hào về công lao ấy. Họ đã tự gọi mình là Rang Đê Anak Po Garai (nghĩa là người sống ở Cao Nguyên phía Nam, là con của Po Garai) rồi trải qua thời gian họ rút gọn tộc danh và trại âm thành Anak Jarai và họ chính là người Gia-Rai ngày nay.
Nhóm Rang Đê ở Cao Nguyên M'Đrak tuy không có công hộ giá nhiều như nhóm Jarai nhưng họ cũng có ý thức tự ái của mình, nên họ trại âm tên Rang Đê thành Ra Đê, rồi thành Ê-Đê như ngày nay. 
Nhưng vậy, Người Ê Đê và người Jarai thật ra đã từng là 1 nhưng chỉ vì sống cách xa nhau 1 ngọn núi và kẻ có công nhiều, người có công ít và sanh ra chia xa, thành 2 dân tộc độc lập. (Dù 2 dân tộc độc lập nhưng tiếng nói khá giống nhau, do là dân một nước, lại chung ngữ hệ, tuy nhiên, Jarai sống gần M'nông nên có vay mượn từ của Mnong nên tiếng Jarai có tạp vựng với ngữ hệ Môn Khmer của Mnong)
Vậy là đến thế kỷ XIII (triều Po Kloong Garai) đã có 3 dân tộc rõ ràng được hình thành và yếu tố Chăm Nam Bàn (Chăm Núi) được hoàn thiện thành 2 nhánh khác nhau.
Ba dân tộc trong Vương Quốc Liên Bang Chămpa lúc này là: Ê Đê, Jarai, và Chăm.
7/ Cũng trong giai đoạn chiến tranh liên miên giữa Champa với Đế Chế Khmer (TK XIII) và cuộc huy động lính tráng trai đinh đi chinh phạt Thăng Long TK XIV của Chế Bồng Nga (nguyên nhân Hôn nhân Huyền Trân và Chế Mân), một nhóm các thần dân Champa vùng Panduraga muốn được yên ổn và tránh nạn đao binh nên họ lại tiếp túc vượt lên vùng rừng núi phía Tây của Panduranga để tránh bị bắt lính, và định cư tại Vùng Đơn Dương của Lâm Đồng bây giờ. Họ tự nhận họ là Chu Ru. Chu Ru ra đời từ đấy. Chu Ru trong tiếng Malayo có nghĩa là Người đi Khẩn hoang, người đi khai phá, hoặc người đi lấn rừng, người Churu mang theo nghề làm gốm ở Vùng Phan Rang lên Đơn Dương, nên gốm Đơn Dương không hề khác gốm Bầu Trúc là mấy. Do địa bàn cư trú của người Chu Ru chung đụng với người H'ho nên người Churu bị ảnh hưởng từ vựng bới tiếng K'ho và ngữ hệ Môn - Khmer nên mang âm hưởng riêng.
Như vậy, thế kỷ XIV, Vương Quốc Champa có 4 dân tộc là Chăm, Ê Đê, Jarai và Churu.
8/ Khi chuẩn bị mất vương quốc Kauthara, nhiều người Chăm bắt đầu lánh vào vùng rừng núi phía tây của Kauthara và Panduranga. 
Những người ấy chính là người Raglai bây giờ. Raglai có nghĩa là người ở giữa, người chuyển tiếp (giữa cao nguyên và đồng bằng)
Như vậy, đến TK XVIII, Chamap có 5 dân tộc như trên: Chăm, Ê Đê, Jarai, Churu và Raglai.
Cả năm dân tộc này cùng nhau thần phục Vua Champa. 
Nhưng tùy vào từng giai đoạn cụ thể của lịch sử Champa mà người Champa trên núi họ trung thành đến mức độ nào.
Sau khi Champa vong quốc, kể từ Khởi nghĩa Ja Thak Wa thì Champa chính thức không còn, và 5 dân tộc này bắt đầu nằm trong quyền quản lý chính thể của: hoặc nhà Tây Sơn, hoặc nhà Nguyễn, hoặc chính quyền Ngô Đình Diệm, hoặc Chính Quyền hiện tại. 
Do yếu tố lịch sử mà từng tộc người trong 5 nhóm kể trên của Champa bắt đầu vận động văn hóa theo quy luật riêng của mình để rồi chúng ta có bức tranh văn hóa đa dạng của Malayo ở Việt Nam.
Nếu Duyên hải có những Tháp Chăm, hoặc Văn hóa Chăm thì Tây Nguyên có Ê Đê là đại diện cho những nét nổi trội trong văn hóa bản sắc đó.

Đoàn Vũ Thanh Hoàng

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 66
Trong ngày: 848
Trong tuần: 5340
Lượt truy cập: 1325771

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy