NHỮNG CÁI THÙNG RÁC CỦA NGƯỜI NHẬT

Bạn đã bao giờ tìm hiểu có bao nhiêu loại rác chưa?  Một thứ nghe tên là chỉ muốn “vứt đi cho lẹ”.

Tôi đã từng như vậy đấy, nhưng đó là câu chuyện của 5 năm về trước. Vì từ ngày đặt chân đến Nhật Bản thì tôi đã thay đổi và nghĩ rằng “vứt sao cho đúng”.

vut_sao

Nói về những cái thùng rác trước đi, bạn nhìn hình bên dưới cũng lờ mờ hiểu được rác ở Nhật được phân loại phải không? Và được phân ra rất rất nhiều loại ấy. Sơ sơ là:


- Chai, hộp nhựa
- Khung, hộp bọt
- Giấy đã sử dụng
- Bình thủy tinh
- Lon
- Rác quá khổ
- Rác cháy được
- Rác không cháy được
- Rác thô, rác thải nhà bếp
- Rác tái chế được


Và còn nhiều loại nữa mà mình không kể thêm.


Cứ mỗi trạm dừng chân bạn sẽ thấy 1 dãy những sọt rác dính sát vào nhau tạo thành dãy như vậy đấy. Và người dân thì chăm chỉ phân loại để bảo vệ môi trường.

Đối với rác thải thông thường, mỗi tuần 2 lần gom rác và trước 8h sáng

Còn rác tái chế được thành ba loại khác nhau là: lon, lọ thủy tinh và chai nhựa. Đầu tiên cần phải xé lớp giấy bọc lon trước khi tái chế. Hầu hết các nhà sản xuất tại Nhật Bản sẽ đục lỗ phần gói trên chai để người dùng dễ dàng xé bỏ chúng hơn. Tại một số thành phố, khay xốp và hộp cũng được phân vào nhóm rác có thể tái chế này. Lon, chai thủy tinh và chai nhựa thường được lên lịch thu gom mỗi tuần một lần. Bạn phải tự mình đem rác ra khỏi nhà và mang đến địa điểm thu rác quy định. Loại này thường là những chai dầu gội bằng nhựa, khay đựng thức ăn và hộp đựng sữa chua bằng nhựa. Bạn nên rửa chúng sạch sẽ trước khi phân loại chúng để đem đi tái chế. Tùy thuộc vào từng thành phố, ngày vứt rác tái chế loại này có thể khác với ngày đi vứt lon nhựa hoặc chai thủy tinh.

vut_sao_2

Rác không cháy được ở Nhật Bản thì phải được xử lý cẩn thận vì chúng có thể gây nguy hại cho môi trường hoặc con người. Ví dụ như các vật liệu thủy tinh (bóng đèn, bình thủy tinh, hộp thủy tinh để trang điểm hay hộp bảo quản thuốc), lon xịt, chảo nấu ăn, dao và bật lửa... thường được thu gom hai lần một tháng vào thứ sáu của tuần đầu tiên và tuần thứ ba.

Còn nếu bạn có chiếc xe đạp cũ cần vứt đi thì bạn cũng phải tốn ít nhất 800¥ ~ 170.000 để đăng ký và đặt lịch thu gom của công ty vệ sinh, mua một loại nhãn dán tại cửa hàng tiện lợi bất kỳ để dán vào xe đạp cũ, đúng ngày hẹn đem ra ngoài để người thu gom đến nhận.

Bạn thấy đấy, đó là một sự vận hành bài bản, nhằm xử lý tốt nhất có thể thứ mà chúng ta tưởng chừng như bỏ đi, đang được sản sinh vô số kể mỗi giây trôi qua nhưng lại tốn từ vài chục năm đến vài trăm năm mới biến mất khỏi Trái đất này.

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 855
Trong tuần: 5336
Lượt truy cập: 1319245

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy