Ông Tơ Bà Nguyệt là ai ?

Ông Tờ Bà Nguyệt là ai ? Là một người hay hai người ?


Có câu :
 
“Nhân duyên tiền định” ,“Thiên duyên tiền định”. 

TRUYỀN THUYẾT VỀ “ÔNG TƠ BÀ NGUYỆT” SE DUYÊN VỢ CHỒNG ( Matchmaker God , Yue Lao-The old man under the moon )

Nam nữ trong nhân gian, chỉ cần một sợi chỉ hồng của “ông Tơ bà Nguyệt” thắt vào chân thì cho dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ địa vị cao thấp cũng sẽ đúng thời gian mà gặp nhau, kết duyên làm vợ chồng, cùng dắt tay nhau đi qua quãng đời còn lại. Vậy “ông Tơ bà Nguyệt” là ai?

ongtobanguyet2

Ông Tơ bà Nguyệt” gọi tắt là “Nguyệt lão” hoặc là “ông già ngồi dưới trăng”. “Ông Tơ bà Nguyệt” là nhân vật nổi tiếng thời cổ đại của Trung Hoa, là thần nắm giữ việc mai mối hôn nhân trong thần thoại Trung Quốc, là “bà mối” trong thiên hạ, chủ trì nhân duyên của cả nam và nữ.

Miêu tả về hình tượng “ông Tơ bà Nguyệt”, trong “phù sinh lục ký ” có ghi: “Nhất thủ vãn hồng ti, nhất thủ huề trượng huyền hôn nhân bộ, đồng nhan hạc phát.” (Tạm dịch: Ông già tóc bạc trắng, da hồng hào một tay cầm sợi chỉ đỏ, một tay cầm cuốn sổ ghi chép hôn nhân).

Câu chuyện về “ông Tơ bà Nguyệt” xuất hiện sớm nhất là ở vào triều đại nhà Đường, sau đó được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian. Dân chúng thời ấy cho rằng, “ông Tơ bà Nguyệt” nắm giữ nhân duyên của nam nữ bởi vì tại khắp nơi người ta đều dựng tượng “ông Tơ bà Nguyệt” để cầu phúc, nói lên thái độ tin tưởng rằng “duyên đã định từ kiếp trước”trong tình yêu và hôn nhân của người triều nhà Đường.

Nhà văn họ Lý, nổi tiếng của triều nhà Đường có ghi chép về “ông Tơ bà Nguyệt” trong “Tục huyền quái lục • đính hôn điếm”. Kể rằng, có một thư sinh tên là Vi Cố đi kén vợ. Anh ta gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng ở trên bậc thềm. Anh ta tiến lại hỏi ông cụ xem sách gì, liền được ông cụ trả lời rằng sách này ghi chép tên những người lấy nhau trong thiên hạ. Vi Cố lại hỏi ông cụ rằng trong túi vải đựng vật gì? Ông cụ trả lời rằng: Trong túi đựng những sợi chỉ hồng, dùng để buộc hai người trai gái phải lấy nhau, không sao gỡ ra được. Cho dù hai người ở cách xa nhau, địa vị cao thấp thể nào thì chỉ cần một sợi chỉ hồng này cũng sẽ suốt đời không thoát ra được.

Trong “Tục huyền quái lục • đính hôn điếm”, “ông Tơ bà Nguyệt” dùng sợi chỉ hồng buộc hai người nam nữ lại với nhau thì tức là nhân duyên đã được kết thành. Đồng thời cũng phản ánh quan niệm hôn nhân của người triều nhà Đường: Nhân duyên giữa người với người là do trời xanh định sẵn, người đời sau không thể cải sửa. Hai người sở dĩ có thể trở thành vợ chồng đều là do trước đó đã được “ông Tơ bà Nguyệt” tuyển định và dùng sợi chỉ hồng buộc họ lại. Vì vậy, trong dân gian, người ta dựng tượng ông lão dưới trăng, lập miếu để khẩn cầu được nhân duyên tốt lành.

Nguồn gốc của “ông Tơ bà Nguyệt”

Vi Cố gặp “Nguyệt lão”


Truyền thuyết dân gian kể lại rằng, vào thời nhà Đường, có một thư sinh tên là Vi Cố, trên đường đi đến Tống thành nghỉ tại một nhà trọ. Buổi tối anh ta ra ngoài đi dạo bộ thì gặp một ông lão trên lưng khoác một chiếc túi vải đang ngồi đọc sách. Vi Cố kinh ngạc, lập tức tiến đến trước mặt ông lão hành lễ rồi hỏi: “Vì sao đã hơn nửa đêm rồi mà ông còn ngồi một mình ở đây?”

Ông lão trả lời: 
“Ta đang xem sách hôn nhân! Cuốn sách này ghi lại quan hệ nhân duyên của con người trong thế gian.”

Vi Cố nhìn thấy một túi gấm to bên cạnh ông lão thì lại hiếu kỳ mà hỏi. Ông lão không trực tiếp trả lời mà lấy ra một sợi chỉ hồng từ trong túi gấm, loáng một cái trong không trung xuất hiện một đường ánh sáng màu đỏ sáng rực rồi lấp lánh ở dưới chân của Vi Cố. Ông lão nói với Vi Cố rằng: “Sợi chỉ hồng này dùng để buộc chặt chân của hai người sẽ trở thành vợ chồng. Cho dù hai người là kẻ thù của nhau, dù là ở cách xa nhau vạn dặm, chỉ cần sợ chỉ này thắt vào chân hai người thì họ sẽ cả đời không thể tách rời nhau.”

ongtobanguyet1

Vi Cố nhìn thấy việc hôn sự của mình vừa được ông lão định rồi liền sốt ruột hỏi vợ mình là ai.

Ông lão chỉ nói một câu: “Con gái của bà lão bán rau ở chợ phía bắc”. Nói xong, ông lão liền biến mất.

Sáng sớm hôm sau, Vi Cố vì muốn nhìn thấy người vợ tương lai của mình như thế nào nên ăn mặc sạch đẹp đi về nơi mà ông lão đã nói. Anh ta chỉ nhìn thấy một bà lão bế một bé gái xấu xí nên vô cùng bực bội và buồn bã. Anh ta lệnh cho người hầu phải giết chết bé gái này. Người hầu sau khi đâm một nhát trúng lông mày của bé gái đó liền sợ hãi bỏ chạy.

Mười lăm năm sau, Vi Cố thành thân. Anh ta lấy con gái của vị quan thứ sử Tương Châu làm vợ. Lúc động phòng, nhìn thấy người vợ xinh đẹp như hoa, Vi Cố vô cùng ưng ý và mừng rỡ. Chỉ có điều, trên lông mày của người vợ này có một vết thương lớn. Vi Cố sau khi hỏi rõ nguyên do của vết thương này mới biết rằng, vợ anh ta chính là bé gái năm xưa từng bị chính mình ghét bỏ mà làm hại. Sau đó vì mất mẹ nên được vị quan thương tình nhận về làm con. Vi Cố vô cùng xấu hổ, cho nên càng dùng tâm đối xử thật tốt với vợ mình. Hai vợ chồng họ sống hạnh phúc đến lúc đầu bạc.

Sau này, câu chuyện của Vi Cố được truyền đến Tống thành. Người dân Tống thành vì để tưởng niệm Nguyệt lão liền đem “Nam điếm” đổi tên thành “Đính hôn điếm”. Từ đó về sau, câu chuyện về Nguyệt lão dần dần được lưu truyền cho đến ngày nay. Mọi người cũng tin tưởng rằng, nhân duyên giữa nam và nữ là do Nguyệt lão kết thành. Người ta bắt đầu dựng lập tượng và chùa thờ cúng Nguyệt lão. Các chàng trai và cô gái mong muốn có mối nhân duyên tốt đều đến những ngôi chùa này để cầu phúc, hy vọng Nguyệt lão cho mình một mối nhân duyên tốt đẹp.

Nguyên thuỷ, cuộc hôn lễ nào cũng có nghi thức cột chỉ đỏ, nhưng đến đời Tống lại biến thành đội khăn đỏ. Trong hôn lễ, cặp dâu rễ đội chung chiếc khăn đỏ đi vào phòng tân hôn. Tập tục này hàm ý nói: Đồng tâm tương kết, bạch thủ giai lão (đồng tâm kết hợp nhau, đến lúc già đầu bạc). Hiện nay, ở một vài địa phương ở Trung Quốc vẫn còn duy trì tập tục này.
Tương truyền, ngày rằm tháng tám âm lịch là ngày sinh nhật của Nguyệt Hạ Lão Nhân. Vào ngày ấy, có rất nhiều trai đơn gái chiếc đến Miếu Thờ của Nguyệt Lão để cầu cho được mối lương duyên. Cũng có rất nhiều người được thỏa nguyện nên mang “bánh mừng”, “đường mừng” đến cúng tế, trả lễ.
Từ hình tượng Ông già dưới trăng có thành ngữ Nguyệt Hạ Lão Nhân, còn Nguyệt Lão, là cách nói tắt của thành ngữ này. Và những chữ: Tơ hồng, Chỉ hồng để chỉ việc nhân duyên vợ chồng. Những chữ Ông Tơ, Nguyệt Lão, Trăng già, … cũng do điển này mà ra.

Ông Tơ Bà Nguyệt văn hoá dân gian


Lễ tế Tơ Hồng

Trong các nghi thức đám cưới của người Việt xưa đều có nghi lễ tế Tơ Hồng còn gọi tế thần Tình duyên. Nguyệt lão là vị thần Tình duyên theo tích Vi Cố đời Đường (Trung Quốc) . Theo đúng ý nghĩa tục lệ thì tế thần Tình duyên phải tổ chức tại phòng hoa chúc vào tối tân hôn. Về sau người ta bày ra tục lệ tế thần Tình duyên tại sân nhà. Nhất Thanh trong Đất lề quê thói viết: Khi xưa tế Tơ Hồng ngay lúc sau khi đưa dâu về đến nhà, trước khi yết lễ tổ họ, lễ yết gia tiên và chào mừng ông bà cha mẹ họ hàng, ý rằng khi cô gái bước chân về đến nhà người ta là nên vợ chồng, lương duyên do ông Tơ chấp mối se lại, điều trước tiên là nghĩ đến công đức của Ông, tế lễ để ông chứng kiến việc hôn phối đã thành đồng thời tạ ơn Ông.

Lễ cử hành đơn giản. Vật cúng Nguyệt Hạ Lão Nhân là :

hương hoa, trái cây, xôi nhuộm đỏ, gà luộc, trà, rượu (không được cúng gà thiến). Gọi là "tế" vì có xướng tế và có đọc chúc văn, nhưng không có đám cưới nào nhờ dàn nhạc trợ tế. Đầu tiên người làm mai vào dâng hương khấn nguyện, tiếp theo là một cụ già đọc bài văn tế chữ Hán. Văn tế Tơ Hồng mỗi nơi viết một khác. Nội dung không ngoài ý tán tụng công đức tác hợp mối duyên lành se dây chỉ thắm của Nguyệt Lão, mong được phù hộ độ trì cho cùng nhau ăn đời ở kiếp, sinh năm đẻ bảy vuông tròn.

Xin dẫn một bài làm ví dụ: 
Tơ hồng Nguyệt lão Thiên tiên/ Chí công chí chánh, bất ỷ bất thiên/ Ngọc cảnh chiếu thông tri thế sự; /Xích thằng giao cố, kết nhân duyên/ Tạc tùng ngư nhạn, thông mai để quyết hôn nhân trạch phới/ Y do thiên mạng, đắc lữ nghi kỳ gia thất, tác hợp cái bản tự nhiên/ Đản đản ô kiều ký giá/ Truân truân nghĩ khổn cư tuyên/ Phục duy:Đại đức phủ giám vi kiền khương cáo/ Mặc phò lưỡng tánh xướng tùy nguyện mãn bách niên/ Duy hùng duy bi hủy duy xà, tảo ứng cát tường triệu trẫm/ Lai thành lai vi lai sùng lai hạ, vĩnh thùy cảnh phước miên diên/ Hân hạnh cát đằng ư thường khổn/ Ngưỡng vọng Nguyệt lão Thiên tiên chiếu lâm chứng lễ/ Phục duy cẩn cáo.
Sau đó, đôi trai gái vào lạy 4 lạy, 3 xá, rồi chồng lấy rượu mời vợ. Vợ bưng rượu mời chồng. Uống xong, cả hai lấy hai cái chén úp lại, gọi là giao bôi hợp cẩn.

Ông Tơ Bà Nguyệt trong triết lý âm dương

Trong công trình “Tìm về bản sắc vắn hoá Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm cho rằng: Ở Việt Nam mọi thứ thường đi đôi theo nguyên tắc âm dương hài hoá Ông đồng bà cốt, đồng Cô đồng Cậu, đồng Đức Ông, đồng Đức Bà (…), ngay cả khái niệm vay mượn đơn độc, khi nhập vào Việt Nam cũng được nhân đôi thành cặp: ở Trung Hoa, thần mai mối là một “ông Tơ Hồng”, thì vào Việt Nam biến thành “Ông Tơ Bà Nguyệt” (trang 112).

Ông Tơ Bà Nguyệt là một hình tượng độc đáo trong tín ngưỡng của người bình dân. Từ trong điển tích của văn học cổ điển Trung Quốc, hình tượng ấy đã đi vào đời sống tâm hồn của người dân Việt vừa trở nên gần gũi thân thiết qua những vần ca dao với tất cả những cấp độ của tình yêu lứa đôi, vừa trở thành một phong tục truyền từ đời này sang đời khác.

Từ Nguyệt Lão Hạ Nhân đến thành ngữ Ông Tơ Bà Nguyệt, vừa là sự sáng tạo trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, độc đáo hơn nó còn gắn liền với một tín ngưỡng: triết lý âm dương hoà hợp .

Tương truyền, ngày rằm tháng tám âm lịch là ngày sinh nhật của Nguyệt Hạ Lão Nhân. Vào ngày ấy, có rất nhiều trai đơn gái chiếc đến Miếu Thờ của Nguyệt Lão để cầu cho được mối lương duyên. Cũng có rất nhiều người được thỏa nguyện nên mang “bánh mừng”, “đường mừng” đến cúng tế, trả lễ.

Một số ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng linh thiêng :

TpHcm :

1.Chùa Ngọc Hoàng
Còn được gọi với tên khác là chùa Phước Hải, nằm ở đường Mai Thị Lựu, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
2. Chùa Ông
Ngôi chùa linh thiêng này có địa chỉ số 676 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Chùa Bà Ấn Mariamman
Ngôi chùa được người Ấn Độ xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XX. Hiện nay, có vị trí ở số 45 đường Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, thphcm
4. Chùa Bà Thiên Hậu
Ngôi chùa trên 250 tuổi này nằm ở số 710 Nguyễn Trãi, Quận 5, TP Hồ Chí Minh. 
5. Chùa Bát Bửu Phật Đài.
Nếu nhắc đến những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng thì chắc chắn không thể không nhắc đến ngôi chùa này. Còn có tên gọi khác là chùa Phật Cô đơn. Có địa chỉ nằm ở ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Một số chùa khác ở VN

1. Chùa Hà -Hà Nội
2. Đền Bắc Lệ - Lạng Sơn
3. Chùa Duyên Ninh - Ninh Bìn

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 19
Trong ngày: 745
Trong tuần: 5104
Lượt truy cập: 1339262

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy