Sông Mê Kông trên đất nước Campuchia

 

 

 

 

 

Ngoại trừ một số con sông nhỏ ở phía tây nam, hầu hết các con sông và hệ thống sông tại Campuchia đều đổ vào Tonle Sap hay sông Mê Kông. Phnom Kravanh và dãy núi Damrei tạo thành một đường phân nước. Ở phía đông, các công sông đổ nước vào Tonle Sap, trong khi các con sông ở sườn tây chảy ra vịnh Thái Lan. Tuy vậy, ở phía cực nam của dãy Damrei, do ảnh hưởng của địa hình, một số con sông nhỏ chảy về phía nam và lệch sang phía đông của đường phân nước.

 

Hai chi lưu quan trọng khác là Sông Sê San và sông Serepok (bắt nguồn từ Tây Nguyên của Việt Nam) hợp lưu với nó trên lãnh thổ Campuchia gần khu vực Stung Treng. Ảnh: Sông Serepk từ Daklak (Việt Nam) chảy về phía tây đổ vào sông Mẹ, tức sông Mê Kông trên lãnh thổ Campuchia.

 

Từ biên giới Campuchia-Lào, sông Mê Kông có tên là Tông-lê Thơm (sông lớn), chảy theo hướng nam đến điểm dưới thành phố Kratie, tại đây, sông chảy 50 km về phía tây và sau đó theo hướng tây nam đến thủ đô Phnom Penh. Ở phía trên Kratie, dòng sông có nhiều thác ghềnh, vùng nước chảy xiết Sambor ở đây là cản trở giao thông cuối cùng. còn từ Kampong Cham, dòng sông khá hiền hòa, và khu vực hai bên bờ sông thường bị ngập lụt vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11. Ở phía trên Phnom Penh, song Mêkông hợp lưu với Tông-lê Sáp, con sông nhánh chính của nó ở Campuchia. Vào mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vào Tông-lê Sáp. Tại Phnôm Pênh, bốn dòng nước gặp nhau ở một điểm gọi là Chattomukh (Bốn mặt). Sông Mê Kông chảy từ hướng đông bắc xuống và sông Tonle Sap nối với Tonle Sap ở tây bắc. Chúng hợp lưu rồi phân ngay thành 2 dòng nước là sông Mê Kông (tức sông Tiền) và sông Basak (sông Hậu), và chảy độc lập với nhau qua vùng dồng bằng châu thổ tại Campuchia và Việt Nam rồi đổ ra biển Đông.

Ảnh: Trên dòng sông Tonle Thơm (tức sông Mê Kông) ở Campuchia.

Lưu lượng nước vào Tonle Sap là tùy thuộc theo mùa. Vào tháng 9 hay tháng 10, dòng chảy của sông Mê Kông, được cấp thêm từ các trận mưa do gió mùa, tăng lên đến điểm mà các dòng chảy qua đồng bằng không thể chứa được nữa. Lúc này, dòng nước bị đẩy về phía bắc theo sông Tonle Sap và đổ vào the Tonle Sap, do đó làm tăng kích thước của hồ từ khoảng 2.590 km² đến khoảng 24.605 km² vào cao điểm mùa lũ. Sau khi nước sông Mê Kông lên đến đỉnh và các dòng chảy phía hạ du có thể chứa được dung tích nước, dòng sông đảo ngược và chảy từ hồ ra sông. Ảnh: Sông Tonle Sap ở Campuchia.

 

Sau khi nước rút khỏi Tonle Sap, nó để lại một lớp trầm tích mới. Các trận lụt hàng năm, cộng với việc thoát nước yếu quanh hồ, đã biến vùng xung quanh Tonle Sap thành một đầm lầy khó có thể sử dụng cho mục đích nông nghiệp vào mùa khô. Lượng trầm tích lắng đọng trong hồ vào giai đoạn lũ lụt lớn hơn lượng được sông Tonle Sap mang đi sau đó. Dần dấn, hiện tượng bồi lắng hồ có vẻ đang xảy ra; khi mực nước thấp, nó chỉ sâu khoảng 1,5 mét, còn trong mùa lũ, độ sâu là từ 10 đến 15 mét. Ảnh: Cầu dây văng đầu tiên ở Campuchia khánh thành đầu tháng 6 năm 2015; cầu bắc ngang sông Tonle Sap, đoạn gần thủ đô Pnom Penh.

 

 

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 26
Trong ngày: 809
Trong tuần: 5221
Lượt truy cập: 1358318

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy