Sông Sài Gòn - chứng nhân lịch sử

 

 

 

 

 

Từ đầu thế kỷ 17, sau cuộc hôn nhân của công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp là Chey Chetta II, hàng loạt người Việt từ Trung Bộ đã lần lượt vào Nam khai hoang lập ấp, xây dựng cuộc sống mới, thay cho kiếp nghèo khó của bần dân phải chịu đựng suốt gần 200 năm chiến tranh tranh giành quyền lực của hai dòng họ Trịnh – Nguyễn. Những người Việt đi mở đất thời đó đã sử dụng các phương tiện chủ yếu là ghe thuyền, bởi vì hệ thống đường bộ từ miền Trung vào Nam rất hiểm trở và nhiều thú dữ, cướp bóc mà dân gian đã khái quát qua câu tục ngữ: “Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận”! Những ghe thuyền chở người đi khai hoang, mở đất đã di chuyển chủ yếu trên sông Nhà Bè (hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai đổ ra biển) để vào sông Sài Gòn và cả sông Đồng Nai để mưu cầu cuộc sống mới trên vùng đất Đông Nam Bộ…

Ảnh: Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Sông Nhà Bè, như đã nói, là hợp lưu của 2 dòng sông Sài Gòn và Đồng Nai cho nên chiều ngang của dòng sông rất lớn. Ngày xưa, phương tiện ghe thuyền còn thô sơ, chưa có máy móc, nên qua song Nhà Bè vừa tốn thời gian, vừa lắm nguy hiểm. Cho nên vào thế kỷ 18 nhà đại phú của đất Đồng Nai tên là Võ Thủ Huồng đã làm phước để tích đức bằng cách đặt làm khá nhiều chiếc bè có mái che bên trên giống như ngôi nhà, để giúp cho khách qua sông Nhà Bè an toàn và không tốn bất cứ chi phí nào. Trên bè, Võ Thủ Huồng còn phục vụ cơm ăn, nước uống cho khách quá giang … Do đoạn sông có nhiều chiếc bè có mái che giống như ngôi nhà cho nên từ đó người ta mới gọi tên dòng sông là sông Nhà Bè, tên đó còn đến tận ngày nay. Ngoài là tên của dòng sông, Nhà Bè còn là tên của một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh).

Ảnh: Sông Nhà Bè ngày nay, vẫn là hợp lưu của 2 dòng sông Sài Gòn và Đồng Nai để tàu nước ngoài ra vào cảng Sài Gòn

Ngày 17 tháng 2 năm 1859, với sự dẫn đường của một số giáo dân người Việt theo đạo Thiên Chúa, thủy quân của Pháp và Tây Ban Nha đã kéo vào sông sài Gòn để tấn công và chiếm đóng thành Gia Định, rồi nhanh chóng mở rộng cuộc chiếm đóng ra toàn vùng Đông Nam Bộ vào năm 1862. 

Ảnh: Tranh vẽ của họa sĩ Antoine Léon Morel-Fatio mô tả các tàu của liên quân Pháp và Tây Ban Nha di chuyển trên sông Sài Gòn nã sung tấn công thành Gia Định của Đại Nam tháng 2 năm 1859.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, chiếc tàu Amiral Latouche Tréville của Pháp đã rời bến cảng Sài Gòn, chạy trên sông Sài Gòn ra cửa biển để thực hiện chuyến hải hành. Trên tàu có một người thanh niên Việt Nam lấy tên là Văn Ba, mới 21 tuổi, đã quyết tâm ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước cho đất tổ Việt Nam. Sau này, người thanh niên Văn Ba trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên mang tên Nguyễn Ái Quốc, mà sau này là Hồ Chí Minh.

Ngày 2-5-1964, chiến sĩ đặc công Lâm Sơn Náo cùng một đồng đội đã dùng hai khối thuốc nổ TNT, mỗi khối nặng 44 kg và 4 kg C4, loại thuốc nổ cực mạnh để đánh chìm tàu USNS CARD của Mỹ (Ảnh: tàu USNS Card trước khi bị đánh chìm) dài 151 m, trọng tải 16.500 tấn, chở vũ khí và 100 máy bay của Mỹ tiếp tế cho quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau đó những chiến sĩ đặc công Rừng sác khác đã mưu trí thực hiện nhiều cuộc tấn công vào các tàu quân sự của Mỹ ra vào sông Sái Gòn, khiến cho địch phải khiếp sợ.

 

 

 

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 22
Trong ngày: 773
Trong tuần: 5220
Lượt truy cập: 1318900

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy