Sự tích tứ bất tử

 

 

 

 

 

Sự tích Tứ bất tử

 

1/ Tiên Dung - Chử Đồng Tử

Chử Đồng Tử là người xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cha là Chử Trưng, mẹ họ Bành. Khi Đồng Tử biết nói thì mẹ mất. Sau không may nhà lại bị cháy, của cải khánh kiệt. Haicha con chỉ còn mảnh khố thay nhau che thân đi đánh cá kiếm ăn qua ngày. Ít lâu sau, người chamang bệnh rồi chết. Đồng Tử thương cha không muốn cha chết mà phải chôn truồng liền lấy chiếc khố duy nhất mai táng cho cha. Từ đó, Đồng Tử ở truồng. Anh thường xin ăn cạnh bến sông; ăn xin của nhà buôn hoặc xách cần tre đi câu cá. Thời đó, vua Hùng Vương thứ 18 có cô con gái tên là Tiên Dung hình dáng xinh đẹp, thề không lấy chồng, thích đi du ngoạn. Một ngày, thuyền của công chúa Tiên Dung ghé qua vùng này, cờ xí rợp trời, màu sắc rực rrỡ. Đang ngâm mình dưới nước, Chử Đồng Tử sợ quá vội chạy lên bãi sông. Ở đó, anh thấy có một nơi lau lách mọc đầy, bốn bề kín đáo, cỏ dày đặc, ở giữa có một bãi cát trống bèn tới đó vùi mìnhtrong cát yên tâm không sợ ai nhìn thấy. Một lát sau, thuyền của Tiên Dung tới. Nhân ngắm phong cảnh, thấy bên cạnh có lùm lau sậy rậm rạp, công chúa muốn tắm. Các hầu gái bèn vây màn kín xung quaMột lát sau, thuyền của Tiên Dung tới. Nhân ngắm phong cảnh, thấy bên cạnh có lùm lau sậy rậm rạp, công chúa muốn tắm. Các hầu gái bèn vây màn kín xung quanh, nấu nước thơm, bắc giường cho công chúa ngồi. Không ngờ chỗ Tiên Dung tắm lại đúng vào chỗ Đồng Tử vùi mình. Tiên Dung giội nước, cát cứ trôi dần, thân hình Đồng Tử lộ dần ra. Đồng Tử thẹn quá nhưng không biết trốn vào đâu, hoảng sợ tái mặt. Tiên Dung vốn không định lấy chồng, trước tình cảnh này cho đây là duyên kỳ ngộ do trời sắp đặt bèn thuận theo thiên ý kết duyên cùng Đồng Tử. Vua Hùng nghe tin hết sức giận dữ. Tiên Dung không dám quay trở về nhà đành ở lại với dân địaphương buôn bán kiếm sống. Dần dần lập thành một khu chợ sầm uất nơi đây, khách nước ngoài ra vào mua bấn tấp nập. Ít lâu sau, Đồng Tử trở thành chủ buôn. Thời đó, có nhà buôn lớn đến chỉ cho anh cách làm giàu. Đồng Tử nghe theo dùng thuyền buôn vượt biển. Bỗng thấy xa xa phía Nam có một nơi nhô lên cao. Đồng Tử lấy làm lạ bèn lái thuyền vào đó. Đây là một quả núi nổi tiếng ở biển Nam Hải, trên núi có động Quỳnh Viên, cạnh sườn núi có giếng nước ngọt vàtrong vắt. Ngày thường các thuyền buôn hay qua đây lấy nước ngọt. Đồng Tử thích quá chạy ngay lên núi, chỉ chốc lát đã lên cao sát đỉnh, thấy trong động có khoảng trống có thể dựng được lâu đài, dinh thự, phảng phất như động Tiên ở. Đồng Tử gặp một cụ già tóc bạc, tay xách gậy có dây buộc tiến lại gần. Nhìn phong dạng ông có vẻ phi thường, Đồng Tử đoán ngay là một ẩn sĩ có đạo cao đức trọng bèn bước tới kính cẩn cúi chào. Cụ già cho biết tên cụ là Phất Quang, tên chữ là Minh Chương hiệu là Đằng Hải tiên sinh, chủ động Quỳỳnh Viên, một trong ba mươi sáu cung tiên của nhà trời. Đồng Tử sau được ông cụ truyền dạy bí quyết. Trước khi ra về, ông cụ tặng Đồng Tử cái gậy và chiếc nón rồi nói: Việc thiêng chính là đây, anh hãy gắng giữ lấy.

Đồng Tử về thuyền nói rõ đầu đuôi với Tiên Dung, Tiên Dung tỉnh ngộ bèn thôi tất cả chuyện buôn bán, chia tất cả tài sản cho dân nghèo, rồi trở lại đỉnh núi theo vị Tiên ông. Trời tối, vợ chồng công chúa phải ở tạm lại ven bờ sông Cái, cắm gậy che nón để tránh gió sương. Bỗng nhiên, đêm đó, tự nhiên thành quách, lâu đài mọc lên, có cả lính hầu như ở cung vua. Chỉ vài tháng sau, tất cả quan lại dân chúng kéo đến chầu chực. Có kẻ trong triều biết chuyện đó tâu lên Hùng Vương. Vua Hùng nghe xong giận dữ sai Lạc hầu đem quân đánh dẹp. Tiên Dung không dám phản cha. Khoảng nửa đêm hôm đó, gió bão bỗng nổi lên, mây đen kịt, đá bay cát vùi, cây gậy nhà đổ, rồi cả một vùng đất sụt lở biến thành một cái

2/ Thánh Gióng

Về đời Hùng Vương thứ sáu, thiên hạ thái bình, dân giàu có, vua không triều cống nhà Ân bên Tàu. Vua Ân thấy vậy giả cớ đi tuần thú, muốn đem quân sang cướp nước Nam. Vua Hùng Vương lo sợ vời quần thần vào hỏi mẹo đánh giặc. Có người phương sĩ tâu rằng: Bệ hạ nên kêu khấn với Long Quân, ngài sai thiên tướng xuống giúp mới xong. Vua nghe lời lập đànchay, cúng cấp ba ngày cầu khấn. Bỗng đâu, trời nổi cơn dông, sấm sét ầm ầm, mưa như trút nước. Bỗng thấy một cụ già cao hơn chín thước, mặt mũi to lớn, mày râu bạc trắng ngồi ở ngã ba đường cười nói múa hát. Ai nấy đều thấy lạ cho rằng không phải người thường bèn vào tâu vua. Vua thân hành ra chào mời cụ già tới đàn làm chay, cơm rượu thết đãi nghiêm chỉnh. Cụ giàcũng không ăn uống và cũng không nói nǎng gì. Vua Hùng hỏi cụ: - Giặc Bắc sắp xâm phạm nước Nam, thua được ra sao xin cụ chỉ bảo giùm cho. Một hồi lâu, cụ già bốc thẻ rồi quay lại nói với vua Hùng: - Ba năm nữa tất có giặc. Nhà vua nên tìm khắp thiên hạ mà tìm lấy người kỳ tài, phá được giặc. Nói xong, cụ già bay vụt lên trời biến mất. Vua Hùng mới sực tỉnh chính là Long Quân hiện hình. Ba năm sau, ngoài biên giới cấp báo có giặc Ân đến. Vua Hùng nhớ lời Long Quân dặn, sai sứ đikhắp nơi cầu hiền tài. Bấy giờ ở thôn Ngô Xá, xã Phù Đổng, huyện Tiên Du có một người đàn bà sống trinh tiết không lấy chồng, làm nghề trồng rau. Một đêm mưa to gió lớn, sáng hôm sau tỉnh dậy ra vườn tưới rau, bà thấy ruộng rau bị ai dẫm nát, giữa vườn có một vệt chân rất lớn. Bà đưa chân mình vào ướm thử, rồi hái những lá rau còn lại đem về nấu canh ǎn. Ǎn xong thấy động trong mình, từ đó mang thai. Thấy bà bỗng dưng mang thai, dân làng cho là bất chính đuổi bà ra khỏi làng. Bà dời sang Đông Xuyên, sau dời về xóm Ban thôn Phù Đổng hiện nay chờ mãn nguyệt. Ngày mồng 7 tháng Giêng, bà sinh được một con trai. Đã ba năm, đứa trẻ vẫn không biết nói biếtcười, chỉ nằm ngửa không ngồi dậy được. Nghe tin sứ giả đi cầu tài tới làng ấy, bà mẹ nói bỡn cùng con: - Đẻ được một chút con trai chỉ biết ăn uống, không đứng không ngồi được, làm sao có thể đánh giặc lập công lĩnh thưởng của vua báo đền công ơn cho mẹ. Nghe vậy, người con bỗng nhiên biết nói, cậu bảo với mẹ: - Mẹ hãy gọi sứ giả tới đây cho con. Người mẹ lấy làm kinh ngạc chạy đi báo với láng giềng. Bà con thấy vậy xui người mẹ cứ làm theo ý cậu bé xem sao, rồi tức tốc đi gọi sứ giả đến. Sứ giả đến nơi trông thấy cậu bé bèn hỏi: - Đứa trẻ kia sao gọi ta đến đây làm gì ? Đứa bé ngồi dậy bảo với sứ giả rằng: - Sứ giả hãy về tâu với vua đúc cho ta một con ngựa sắt cao 18 thước, một thanh kiếm dài 7 thước và một cái nón sắt, đem lại đây cho ta. Ta ra trận đánhgiặc, vua còn phải lo gì nữa. Sứ giả vội quay về tâu với vua. Vua nghe xong mừng rỡ thấy đúng như lời Long Vương nǎm trước. Vua lập tức sai thợ rèn đúc ngựa sắt, rèn kiếm sắt, rồi sai người đưa đến cho đứa bé .

Sứ giả tới làng Phù Đổng, bà mẹ sợ hãi rằng tai họa sắp tới, lo lắng đứa trẻ nói xằng giờ không

biết làm sao. Đứa bé thấy vậy cười rồi nói với mẹ: - Mẹ mau đưa nhiều cơm rượu cho con ăn uống. Việc đánh giặc xin mẹ đừng lo. Từ đó, đứa bé mỗi ngày một lớn, cơm gạo trong nhà không đủ nuôi. Người mẹ phải cậy nhờ hàng xóm cùng góp gạo nuôi cậu vẫn không đủ. Vải vóc cả làng dồn lại may quần áo cho cậu vẫn thiếu, nhà cửa không vừa phải lấy cỏ lau dựng tạm một cái nhà to cho cậu ở. Khi giặc Ân kéo đến chân núi Châu Sơn, cũng vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, kiếm sắt và nón sắt đến cho cậu bé. Cậu vươn vai đứng dậy, người cao hơn mười thước, ngửa mặt lên trời, hắt hơi vài chục tiếng, vung kiếm thét vang: - Ta là Thiên tướng nhà trời đây ? Nói rồi nhảy lên ngựa sắt, cầm kiếm xông ra trận. Ngựa thần chồm lên hí dài một tiếng, phi như bay, nháy mắt đã đến trướcquân vua. Thiên tướng xung kiếm đi trước, quan quân đi sau tiến sát đồn giặc. Ngài xông vào trận, quân Ân bị chết dưới lưỡi kiếm của ngài không biết bao nhiêu mà kể. Kiếm gãy, ngài nhổ bụi tre cạnh đường thay kiếm đánh giặc. Tướng giặc Ân bị giết tại trận, quân giặc tan tác, số còn sống sót quỳ lạy xin hàng. Đánh giặc xong, ngài phi ngựa về đến núi Ninh Sóc thì cả người và ngựa cùng bay lên trời. Vua không biết lấy cách gì báo đáp công ơn bèn phong làm Phù Đổng Thiên Vương, sai lập miếuthờ trên nền nhà cũ tại làng Phù Đổng. Đến đời Lý, gia phong làm Xung Thiên Thần Vương

3/ Liễu Hạnh

Nhân vật Liễu Hạnh là sự thể hiện của phụ nữ Việt Nam một thời. Bà có một cuộc sống bình thường như bao người phụ nữ khác, bà là biểu trưng cho tài thơ văn của phụ nữ Việt Nam, bà làsự thể hiện khát vọng muốn được giải phóng khỏi những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến đối với người phụ nữ Việt Nam, bà là sự thể hiện cho tinh thần đấu tranh chống lại những áp bức, bất công trong xã hội. Cuộc đời bà với ba lần giáng trần là sự mô phỏng tâm hồn người Việtcủa cả một giai đoạn lịch sử. Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh vốn là công chúa Quỳnh Hoa, con gái Ngọc Hoàng Thượng đế, vì trót đánh rơi chén ngọc giữa lúc thiết triều nên Ngọc Hoàng nổi giận đày xuống tràn gian. Quỳnh Hoa được đầu thai vào một gia đình dân thường Lê Thái Công vào năm Thiên Hựu đời vua Lê Anh Tông (1557). Vì là Tiên giáng trần, sự thác sinh của Quỳnh Hoa có nhiều yếu tố khác thường. Bà vợ Lê Thái Công mang thai quá ngày sinh đã lâu mà vẫn chưa sinh. Suốt thời kỳ mang thai, bà không ăn thịt cá, chỉ ăn hoa quả. Lo sợ, Lê Thái Công mời đạo sĩ tới chữa bệnh cho bà. Đạo sĩ cho Lê Thái Công nằm mộng biết chuyện Quỳnh Hoa đánh rơi chén ngọc bị đày xuống hạ giới. Lê Thái Công tỉnh mộng vừa lúc vợ ông sinh hạ một đứa con gái. Tương truyền, khi đó, hương thơm ngào ngạt khắp nhà. Nhớ tới giấc mộng, ông đặt tên con là Giáng Tiên. Như bao cô gái khác, Giáng Tiên lớn lên trong vòng tay âu yếm của cha mẹ, được học hành tử tế, giỏivăn thơ. Đến tuổi lấy chồng, Giáng Tiên được gả cho Đào Lang, con nuôi một người bạn của Lê Thái Công. Đào Lang nghĩa là chàng trai dưới gốc đào. Tương truyền khi Quỳnh Hoa công chúa đột ngột bị giáng xuống trần đầu thai vào nhà họ Lê, thiên đình đã có ý sắp đặt sẵn một cuộc hôn nhân môn đǎng hộ đối cho công chúa sau này. Đào Lang vốn là một chòm sao trên thượng giới được cử xuống trần dưới dạng một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi bên gốc cây bích đào nhà họ Trần. Cậu bé được Trần Công nuôi cho đến ngày lớn khôn gả cho Giáng Tiên. Lấy chồng, Giáng Tiên làm tròn bổn phận của người vợ hiền, dâu thảo. Nàng đã có một gia đình hạnh phúc với hai đứa con xinh xắn. Cuộc sống đang yên vui thì nàng hết hạn đi đày phải về thượng giới. Nàng đột ngột ra đi vào nǎm 21 tuổi bỏ lại chồng và con thơ. Về thượng giới, vì còn nặng duyên trần, công chúa Quỳnh Hoa luôn sầu não. Ngọc Hoàng dùng đủ mọi cách cũng không làm Quỳnh Hoa nguôi nỗi nhớ trần gian. Trước sự khẩn nài của nàng, Ngọc Hoàng đành phải cho nàng giáng trần lần nữa, tái hợp gia đình.

Ở thiên cung, Liễu Hạnh vẫn khao khát cuộc đời trần thế. Nàng lại xin giáng trần lần nữa. Được Ngọc Hoàng cho phép Liễu Hạnh mang theo hai cô Quế, Thị nhằm đất Phố Cát, Thanh Hóa, nơi sơn thủy hữu tình giáng trần. Từ đó, Liễu Hạnh thường hiển linh, người lành được phúc, kẻ ác mang vạ. Thấy thế, dân trong vùng sợ hãi, cùng nhau lập đền thờ phụng, triều đình nghe tin đồn tưởng là yêu quái cho quân tới phá tan đền thờ Liễu Hạnnh. Tức giận, Liễu Hạnh ra tay trừng phạtlàm bệnh dịch lan tràn, vua Lê kêu gọi người hiền tài giúp nước trừ yêu. Vua còn ra lệnh tổ chức thi phù thủy tuyển người tài. Thuật sĩ bốn phương tụ tập đông đảo ở Kinh sư. Vua sai đi trừ chúa Liễu, nửa đường đều chết cả. Vua lấy làm lạ, không biết làm thế nào đành gác lại. Từ đó, chúa Liễu càng ngông. Dân địa phương là những nạn nhân thường xuyên, thậm chí, chúa Liễu đột nhập làng xóm của dân bắt cả xã lệnh ném xuống giếng, bắt hào mục, xã trưởng treo lên cành cây khiến cho chết đói. Hoặc đêm đêm mắc võng trên cây nằm ca hát lảnh lót... Bấy giờ trong quân có người hiến kế chỉ có Nội Đạo tràng Thượng sư Phật tái sinh mới trừ được Liễu Hạnh. Nguyên phái Nội Đạo tràng bấy giờ có ba người: Nhật Quang, Nguyệt Quang và Ngọc Quang là con của Thượng sư. Vua Lê cho mời Tiền Quan ra giúp nước. Tiền Quan hẹn hôm sau sẽ tới. Hôm sau, Tiền Quan cùng hai thánh tới kinh biểu diễn phép thuật cho nhà vua xem. Thấy pháp thuật huyền ảo của tam thánh, vua Lê mừng rỡ phong ba ông làm thống lĩnh thượng tướng, giao cho ba vạn quân lính, 300 quan lại theo đánh Liễu Hạnh. Tiền Quan giả làm thường dân mang theo kiếm, cưỡi bạch mã một mình đi thẳng vào điện chúa Liễu ở Sùng Sơn để khiêu khích. Tiền Quan xuống ngựa giả mài kiếm ở thềm cung, cho ngựa uống nước suối. Liễu Hạnh bèn ra nghênh tiếp. Tiền Quan nói: Ta từ chỗ vua đến nghe triều đìnhtuyển mộ phương sĩ trừ nàng biết có biến muốn đến cứu. Sau một hồi trò chuyện, Liễu Hạnh mang hết 3000 mật pháp trình diễn cho Tiền Quan xem, mong chỉ bảo những chỗ sơ hở.

Biết rõ pháp thuật của Liễu Hạnh, Tiền Quan cáo từ ra đi, cùng nhị thánh bày binh bố trận. Bát bộkim cương được cử đi tiên phong, cánh tả có Hắc Hổ thần tướng, cánh hữu có Bạch Xà thần tướng, trung quân có Lục đinh, Lục giáp thần tướng, hậu quân có Thập nhị nguyên soái thần tướng. Tất cả cùng nhất loạt tiến đến điện Sùng Sơn. Giao chiến đã ba ngày, tiền binh của chúa Liễu đại bại. Chúa Liễu cùng Quỳnh Hoa, Quế Hoa, Đào Hoa, Hạnh Hoa rút vào cung cố thủ. Sau bị Tiền Quan dùng phép thuật bắt được giải về cung. Thế Tôn Phật thấy chúa Liễu lâm vào thế cùng bèn cưỡi mây đến cứu. Chúa Liễu xin quy y theo Phật cải ác tu thiền.

4/ Sơn Tinh

Sơn Tinh người động Lăng Sơn, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Hưng Hóa, xứ Sơn Tây. Bố là ông Nguyễn Cao Hạnh, mẹ là Đinh Thị Điên. Khi ông Hạnh 70 tuổi, bà Điên cũng đã hơn 50 mới sinh được con trai tướng mạo phi phàm, hình dung tuấn tú, dáng người hiên ngang khôi ngô gấp vạn người thường, đặt tên là Nguyễn Tuấn. Lên sáu tuổi, bố mất, Nguyễn Tuấn đổi tên là Nguyễn Huệ. Năm lên bảy tuổi. mẹ con dắt nhau lên núi Ngọc Tản ngụ cư. Nguyễn Huệ được Ma Thị chủ núi Ngọc Tản nhận làm con nuôi, sau đổi tên thành Nguyễn Chiêu Dung. Một năm sau, mẹ mất Nguyên Chiêu Dung ở lại Ngọc Tản cùng Ma Thị. Một hôm Chiêu Dung vào rừng chặt phải cây thần gặp Sơn Tinh đại thần tên gọi Tinh Thần Tử Huy thiên tướng, được trao cây gậy đầu sinh đầu tú để cứu giúp đời. Từ đó, Nguyễn Chiêu Dung tự xưng thần sư, thường đi ngao du thiên hạ. Một hôm trên đường đến châuTrung Độ (còn gọi là châu Trường Sa), xã Ma Xá, ông bỗng thấy trẻ con chǎn trâu xúm đánh một con rắn bèn bỏ ra ba mươi đồng mua lại con rắn rồi dùng gậy thần cứu rắn. Rắn đen vốn là Thủy Tinh con trai Long Vương. Cảm tạ công ơn cứu Thủy Tinh, Long Vương ban cho Sơn Tinh sách ước. Lúc bấy giờ, vua Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương) đóng đô ở Việt Trì sông Bạch Hạc, lấy hiệu nước Văn Lang, thủ đô là Phong Châu. Vua Hùng mở cuộc thitài kén rể cho công chúa Mỵ Nương Ngọc Hoa. Nghe tin, Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng xin được diện kiến. Vua cả mừng bèn ngự giá sông Bạch Hạc xem tỷ thí. Lúc bấy giờ, Sơn Tinh đến đầu sông. Thuỷ Tinh trở về đáy sông. Khoảnh khắc bỗng thấy dòng sông mây mưa nổi lên. sóng cồn cuồn cuộn, ào ào gió cuốn, cá rùa lớp lớp, kình ngư vạn dặm, trời đất mịt mù, thiên hình vạn trạng xuất quỷ nhập thần. Người ngoài nhìn vào kinh hồn lạc phách. Sơn Tinh bèn tay trái cầm sách, tay phải cầm gậy, miệng niệm thần chú, tay chỉ một cái, bỗng thật kỳ quái, hốt nhiên ngũ nhạc bay đến giữa sông, núi cao vạn trượng, thú rừng chạy đến tấn công Thủy Tinh. Một tiếng trống nổi lên giữa sông, quân thủy tan tành, tiêu biến một cách huyền diệu. Vua không biết gả công chúa cho ai bèn xa giá về cung rồi triệu hai vị Sơn Tinh và Thủy Tinh triệu kiến bảo rằng: Trẫm chỉ có một viên ngọc Lam Điều (một con gái) trước chưa kén được rể, nay cả hai khanh đều là anh hùng, không biết gả cho ai. Vậy ai có thể đem sính lễ đến trước thì trẫm gả con gái cho.

Sơn Tinh nhờ có sách ước chuẩn bị xong lễ vật đến đón công chúa trước. Thủy Tinh đến sau, nổi giận dâng nước tiến đánh Sơn Tinh. Do có sách ước lại có phép thuật bí mật của thần tiên cho nên Thủy Tinh không sao hại được. Đất nước được thanh bình.

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 21
Trong ngày: 732
Trong tuần: 5143
Lượt truy cập: 1362201

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy