Thuyết nhân quả luân hồi

Thuyết luân hồi quả báo

Thuyết Luân Hồi qua các Tôn giáo và học thuyết cổ kim Từ cổ chí kim, từ Âu sang Á, hầu hết các dân tộc, dưới hình thức nầy, hoặc hình thức khác, với một trình độ trí thức thấp kém hay cao siêu, vốn có một tin tưởng tương tợ nhau về sự linh hồn bất diệt. Sự tin tưởng ấy, lúc đầu còn mập mờ vì kém quan sát và thiếu phương tiện khảo cứu, lần lần phải trải qua nhiều thế hệ, cái đức tín ấy mới được minh xác. Cho đến ngày nay, linh hồn bất diệt được cho là một sự thật hiển nhiên. Ngoại trừ phái duy vật, hầu hết các dân tộc nhìn nhận rằng: " Chết không phải là hết ";, như nhà Nho bảo: "Sanh ký tử qui"; (sống gởi thác về). Chết là xác thịt rã tan, nhưng con người vẫn còn một cái gì thiêng liêng và luôn luôn tồn tại, ta gọi linh hồn đó.Ðể minh chứng điều nói trên, chúng tôi xin mời quí vị cùng chúng tôi lược khảo các Tôn giáo và học thuyết cổ kim về quan niệm luân hồi.I. Ở nước Ấn Ðộ . Ấn Ðộ có thể nói là nước phát triển trước nhất về trình độ tinh thần trí thức, là nơi sản xuất nhiều Tôn giáo.

Ấn Ðộ Giáo (Hindouïsme) do Bà La Môn Giáo (Brahmanisme) mà ra và được phổ biến ở Ấn Ðộ tân thời. Ấn Ðộ Giáo có hai phái: một phái thiên về triết lý, lấy kinh Vedas và kinh Upanishad làm căn bản cho giáo lý mình, một phái thì chuyên chú về lễ bái nhiều hơn. Phái sau nầy, ngoài hai thứ kinh kể trên, còn dùng thêm nhiều thứ kinh khác, như Pourânas viết bằng chữ Phạn và theo lối vận văn, trong đó có giảng giải về Càn Khôn Võ Trụ, nguồn cội, tông tích các vị thần và các triều vua chúa. Phái nầy chủ trương rằng tất cả thần linh đều do một Tôn thần độc nhất hóa thân ra và chịu dưới quyền chi phối của ba Hiện thể (Trimourti) của Tôn thần ấy là: Thần Sáng Tạo (Brahma), Thần Phá Hoại (Shiva) và Thần Bảo Tồn (Vishnou).Trong kinh Pourânas có kinh Bhagavad-gita, trong đó ghi chép những lời giải thích của Ðức Krishna đáp lại những nghi vấn của môn đệ Ngài là vua Arjuna, cũng như Luận Ngữ của Ðạo Nho vậy.Dưới đây, xin dịch một đoạn trong kinh ấy giải thích về linh hồn và kiếp luân hồi."Linh hồn vốn bất sanh bất tử, nó không phải sanh ra lúc trước, nó không thể tái sanh, bất sanh bất diệt, vĩnh kiếp trường tồn và vốn có sẵn từ xưa, nó nó chẳng hề tiêu diệt khi người ta tiêu diệt thể xác.Vậy, có lẽ nào một người đã biết nó bất sanh, bất tử, vĩnh kiếp trường tồn, lại ggiết hoặc mướn giết kẻ khác?Linh hồn bỏ những xác thân hư hoại để nhập vào những xác thân mới, cũng như người ta bỏ y phục hư rách để mặc vào những y phục mới vậy.Nầy Arjuna ta đã sanh ra nhiều lần, ngươi cũng thế. Ta thì biết rõ tiền thân của ta duy ngươi chưa biết đó thôi".

Lời dạy trên đây, chúng tỏ đạo lý Ấn Ðộ thời xưa nhìn nhận linh hồn bất diệt và sự tấn hóa của nó phải trải qua nhiều kiếp chuyển sanh cho tới khi đắc đạotrở về nguyên bổn.Lối 560 trước Tây lịch kỷ nguyên, Thái Tử Sĩ-đạt-tha (Siddharta) giáng sanh, Ngài là con vua Tịnh Phạn Ðầu-đà-na (Suddhodana), nước Ca-tì-la-vệ (Kapilavastu).Lớn lên, Thái Tử thấy chúng sanh đau khổ, trong nước chia nhiều giai cấp, cònÐạo Bà La Môn thì lần lần sai biệt chơn truyền, không còn phù hợp với trình độ tinh thần và trí thức của chúng sanh nên Ngài lìa bỏ giàu sang, quyết tu thành đạo mà giải thoát cho nhơn loại.Sau khi đắc đạo với danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài lập ra Phật Giáo, đánh đổ giai cấp và đề xướng chủ nghĩa Từ Bi.Ngài nhập Niết Bàn rồi thì Phật Giáo chia làm hai tông: Bắc Tông hay Ðại Thừa(Mahayana) xu hướng về duy tâm và được quảng đại quần chúng về theo. Nam Tông hay Tiểu Thừa (Ninayana) hơi thiên về duy vật và lập thuyết theo khoa học và lý trí. Tông nầy lại được hàng trí thức trong nước hoan nghinh.

Về sau, Phật Giáo Bắc Tông truyền bá qua nước Trung Hoa, Nhật Bổn, Việt Nam cho đến ngày nay.Ðức Thích Ca có dạy chư môn đệ như vầy: "Bực chơn tu công viên quả mãn, đều biết được kiếp trước của mình".Ngài lại đơn cử một thí dụ cho dễ hiểu:Có một người kia bỏ làng mình sang ở một làng khác, rồi lại đến ngụ một làngkhác nữa. Khi trở về làng cũ là chỗ chôn nhau cắt rún, người ấy nói: "Tôi đã di cư làng nầy đến làng kia, ở đâu tôi cũng có cách ngồi đứng riêng: ngày nay tôi trở về cố hương".Theo thí dụ trên đây, Phật ngụ ý bảo rằng bực chơn tu đắc đạo nhớ được những tiền kiếp của mình đã trải qua cũng như kẻ phiêu lưu khi trở về làng cũ, còn nhớ rõ những nơi mà trước kia mình đã cư ngụ.Trong kinh Tục Tạng (quyển Lục Ðộ Tạp Kinh) có nói rõ sự tích về tiền thân của Ðức Thích Ca lúc chưa thành Phật. Khi hóa sanh làm con vật, khi làm người, mà kiếp nào Ngài cũng đem của cải hoặc hy sinh cả tánh mạng bố thí cho các loài hữu hình.Nhưng Ðạo Phật không gọi điểm Linh quang là Hồn mà gọi là A-lại-da, người Tàu dịch là Trạng thức hay Nghiệp thức. Theo nhà Phật, con người có Bát thức mà A-lại-da là thức thứ tám. A-lại-da là cái tâm thức, vì lúc ban sơ không giữ được tự tánh, cứ tùy theo duyên kiếp hàm tàng các hột giống tốt xấu, lành dữ, thanh trược, và chứa đủ các món ác kiến, tà kiến, ngã chấp, pháp chấp, vìthế mà tạo nhơn thọ quả rồi phải đọa luân hồi. Khi con người chết, A-lại-da thức đi đầu thai đem theo các hạt giống ấy, tức là những dục vọng và những tư tưởng tốt hay xấu của kiếp trước, gọi là Thức thần.

II. Ở nước Ai Cập

Nước Ai Cập ở vào miền Ðông Bắc Phi Châu, có một nền văn minh rất cổ, mà Tôn giáo lại vô cùng bí mật. Thử để chơn vào bãi sa mạc ấy, ta sẽ ngạc nhiên thấy nào là đền thờ, chùa miễu, nào là đồng trụ, kim tự tháp có khắc cổ tự (hiéroglyphes) với con quái vật đầu người mình sư tử (Sphinx) ngồi xổm lên như đang nghĩ ngợi điều gì. Thêm những mồ mả đúc vào đá đưa những bực lỡra tận bờ sông êm đềm lặng lẽ. Ai Cập thật là một pho sách quí mà các nhà khảo cổ dựa vào đó cố sức vén màn bí mật của nền Tôn giáo tối cổ nước ấy.

Cổ Ai Cập tôn thờ một vị Tố Linh Thần có ba thể phù hạp với khoa triết học của Ấn Ðộ: Hỏa Thần Osiris, biểu hiệu Thái Dương, xem xét và bảo hộ linh hồn người chết, Nữ Thần Isis, biểu hiệu Thái Âm, chưởng quản cơ mầu nhiệm tạo hóa, trên hai vị thần ấy là đứng cường kiện, cao minh, tối linh, tối diệu, người Ai Cập không dám bàn luận đến cũng không dám gọi danh là gì.Dân cổ Ai Cập tin có linh hồn bất diệt và sau khi thoát xác cần có nơi nương dựa. Vì tin tưởng thế, họ bày ra phương pháp ướp xác chết (momie) và xây những kim tự tháp là nơi trú ngụ của linh hồn các bực đế vương, vì họ tin rằngnhờ phép huyền bí, linh hồn người chết sẽ sống lại một cuộc đời mới. (*1)Theo lễ giáo Ai Cập, người mới nhập môn cầu đạo, trước nhất phải học tự tri. Sau khi làm lễ nhập đạo, tân Tín đồ được một Mục sư đứng giảng rằng:"Hỡi người có linh hồn mờ tối! Người nên dự bị lấy bó đuốc soi sáng lẽ huyền vi, thì trong đêm khuya tăm tối ở cõi trần gian, người có thể tìm thấy cái Nhị xác thân sáng rỡ và cái Linh hồn thiêng liêng của người được. Ta là kẻ thọ Thiên mạng đưa đường, chỉ nẻo cho người, còn chính người là vị thần hộ mạng cho người đó, vì người nắm giữ các chìa khóa đời trước và đời sau của người vậy".Câu trên đây (đời trước vàà đời sau của người) chứng tỏ Tôn giáo cổ Ai Cập tin có luân hồi chuyển kiếp.

(*1) Thông Thiên Học (Théosophie) lại bảo rằng các Kim Tự Tháp đều do các vị Chơn Nhơn cất ra và chia làm nhiều phòng điểm đạo và dạy đạo cho các đệtử.

III. Ở nước Ba TưBa Tư là một nước thuộc Châu Á, một cổ quốc rất phồn thạnh.Ba Tư Giáo (Mazdéïsme) do Ðức Giáo Chủ Zoroastre lập thành, chủ trương haivị Thần Thiện và Ác. Tôn giáo nầy cho rằng sự cứu cánh của tất cả loài chúng sanh là sự cứu rỗi cuối cùng (rédemption final), chúng sanh phải trải qua nhiều kiếp trả vay, nhơn hồn mới được hưởng hạnh phúc cuối cùng.Tôn giáo Ba Tư đánh đổ cái quan niệm một cảnh địa ngục giam hãm linh hồn đời đời kiếp kiếp, trái hẳn đức Từ bi của Tạo Hóa.

 

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 19
Trong ngày: 749
Trong tuần: 5131
Lượt truy cập: 1312460

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy