Tìm hiểu về phật giáo

NHỮNG ÐẶC ÐIỂM TINH THẦN CỦA PHẬT GIÁO

Trước khi nghiên cứu Phật Giáo, chúng ta nên nhớ một điều quan trọng: Phật Giáo không thuần túylà một Tín Ngưỡng (như một số tôn giáo khác) mà rất tôn trọng Lý Trí.

Theo đại sư Ấn Thuận (Trung quốc), “..việc giảng dậy giáo nghĩa, chỉ dẫn tu tập đều phải thông qualý trí mới có một nội dung phong phú, chính xác. Do tùy cơ thích ứng thông qua lý tính và sự tự dolựa chọn mà Phật Pháp được truyền bá sâu rộng, có thể nói là nhiều hình, nhiều vẻ”.Phật Giáo do Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập ở Ấn Ðộ, khoảng 2500 năm trước đây. Theo sách vởtruyền lại, Ngài ra đời vào ngày 8 tháng tháng 4 năm 544 trước Tây lịch, trong một gia đình vươnggiả (tiểu quốc Sakya), quốc vương là Suddhodana, Ngài là thái tử Si đạt đa(Siddhattha), thuộc họ Gotama, mẹ là hoàng hậu Maya.Thủa ấy, xã hội Ấn Ðộ có nhiều đẳng cấp khác nhau: đứng đầu là đẳng cấp Bàlamôn (Blamon), gồmcác tu sĩ chuyên việc tế lễ (Trời Ðất), có uy tín tuyệt đối. Thứ đến đẳng cấp Sát đế lỵ (Ksatrya), làdòng vương công, nắm quyền cai trị trong nước.Thứ ba là đẳng cấp Vệ xá(Vaisya), là các thương nhân; cuối cùng là đẳng cấp Thuđàla (Sudra), làm nô lệ cho 3 đẳng cấp trên, tình trạng chung rất là khổ cực.

tinhthandaophat

Trước hoàn cảnh xã hội đầy bất công, sau khi kinh qua những cảnh khổ của kiếp nhân sinh (già,bệnh, chết..), Ngài quyết tâm xuất gia tìm đạo để mong giải thoát cho các chúng sinh. Lúc này, Ngàiđã 29 tuổi, có vợ là công chúa Yasodhara, và một đứa con là Rahula . Sau sáu năm tu khổ hạnh, trong rừng thẳm, và 49 ngày nhập định dưới cây bồ đề, trên bờ sông Neranjara, ở Gaya (Bihar ngày nay) Ngài giác ngộ đạo (nguyên nhân sinh, ttư.û. và pháp giải thóat),theo truyền thuyết vào ngày mồng 8 tháng 12, và được tôn là Phật Ðà (Buddha: Người Giác Ngộ),với đạo hiệu Thích Ca Mâu Ni (Năng nhân Tịnh mặc).Khởi đầu bánh xe Pháp, tại vườn Lộc Uyển, (Sarnath-Bénarès), Ngài truyền giáo lý(những điều đã chứng ngộ) cho 5 người đệ tử đầu tiên, vốn theo học từ ngày Ngài tu khổ hạnh, trong số này có ôngKiều Trần Như.Từ đấy đến ngày viên tịch, năm 80 tuổi, (ở Kusinara-Utta Pradesh) trải hơn 45 năm, Ngài đã truyền pháp cho một số đông đệ tử, theo tinh thần bình đẳng (bao gồm nhiều đẳng cấp, nam và nữ, quý,tiện..không phân biệt) trong đó có nhiều vị được truyền tụng như Ma ha Ca Diếp,, Mục Kiền Liên,A Nan..Sau khi Phật nhập diệt, giáo lý của Ngài được truy?n bá rộng rãi qua các xứ lân bang, miền Nam,cũng như Bắc: Xây Lan, Miến Ðiện, Lào, Kampuchia, Thái..và Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản,Triều Tiên, Tây Tạng, Việt Nam..

Ngày nay, ở phương Tây, không ít người tìm về học thuật Ðông phương, và Phật Giáo qua ngưỡngcửa Thiền Ðịnh và Nội Quán. Theo giáo sư Walpola Rahula số người theo đạo Phật hiện ước tínhvào khoảng 500 triệu, kể cả các nước phương Tây.Ðạo Phật lấy Từ Bi, Trí Tuệ làm phương hướng,soi sáng , cải tạo con người để xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, trong tinh thần vị tha, vô kỷ. Phật luôn đề cao sự hiểu biết (giác ngộ) bằng nhận thức, trí năng, chứ không phải hoàn toàn vì lòng tin.Vậy, Phật Giáo có những đặc điểm gì đáng lưu ý?Trước hết, đạo Phật rất tôn trọng Lý trí và đối xử bình đẳng với mọi chúng sinh , như đã nói sơ ởmấy đoạn trên.Thứ đến, đạo Phật có tinh thần thực tiễn, không chú trọng đến những vấn đề siêu hình, xa lìa thựctế, nhân sinh (như nguồn gốc vũ trụ, tình trạng sau khi lìa đời.).

Phật đã nói với một đệ tử: “ .... Tạisao ta không giải thích những điều đó? Vì là vô ích, không có liên quan một cách căn bản đến đời sống ..không dẫn tới siêu thoát, đến Niết Bàn..” Ðặc điểm khác của tinh thần Phật Giáo là người sáng lập,-Phật Thích Ca-chỉ coi mình là một người Thầy (đạo sư) dẫn dắt chúng sinh, chứ không tự xưng là Thần Thánh hay Thượng Ðế, như một số tôn giáo khác. Ngài chỉ coi mình là một con người đã giác ngộ, và với tâm hồn Bình đẳng, còn khuyến khích ” Mỗi người trong bản thân có khả năng trở thành Phật, nếu mình muốn và cố gắng.”

Ðặc điểm nữa của Phật Giáo là bậc đạo sư chủ trương môn đồ được tự do hành động, gánh chịutrách nhiệm về việc làm và số phận của mình. Trong Kinh Ðại Niết Bàn, Ngài nói: “ Người ta là nơiẩn trú của chính mình” và “ Các người phải tự làm lấy. Như Lai sẽ chỉ đường cho các người!”.Ðặc điểm quan trọng cuối cùng của Phật Giáo là tinh thần khoan hòa trong khi tranh luận, Phậtkhông bó buộc ai phải tin theo giáo lý vì một niềm tin cố định, một cách mù quáng, thiếu suy nghĩ,khi chưa THẤY, và HIỂU BIẾT; ngoài ra Ngài còn lắng nghe những ý kiến đối lập của người khác(tu sĩ, giáo phái..).

GIÁO LÝ CĂN BẢN

Những giáo lý căn bản ta cần biết để hiểu rõ Ðạo Phật là:

  • Tứ Diệu Ðế (Bốn Chân lý màu nhiệm)
  • Bát Chánh Ðạo (Tám con đường tu tập chính)
  • Thập Nhị Nhân Duyên (12 lý Nhân Duyên)
  • Vô Thường-Vô Ngã-Niết Bàn-Nghiệp và Nhân Quả...

Theo ý kiến của nhiều thức giả, yếu lý của đạo Phật nằm trong Tứ Diệu Ðế mà Phật Thích Ca đã trình bày trong lần thuyết pháp đầu tiên trước những bạn đồng tu cũ, ở Isipatana (Sarnath), trong đó 4 Chân Lý này đã được vắn tắt nêu ra, nhưng về sau đã được giải thích tỉ mỉ trong nhiều văn bản khác.

Bốn Chân Lý ấy là:

I-Chân Lý thứ nhất (Khổ đế)

-KHỔ-(Dukkha) thường được chuyển dịch :Ðời là Khổ não; giải thíchnày khiến nhiều người hiểu sai, cho Phật Giáo có cái nhìn bi quan về cuộc đời. Thực ra, Phật Giáo không bi quan, cũng chẳng lạc quan, vì cả hai thái độ đều nguy hiểm. Nó nhìn vào thực tế với conmắt trung thực, khách quan.

Vả lại, Phật đâu có phủ nhận những lạc phúc thông thường , vật chất vàtinh thần của con người.Trong những cái khổ, có Sinh, Lão, Bệnh, Tử, cầu bất đắc (mong ước không được), ái biệt ly, oántăng hội ..(xa lìa người thân yêu, chung đụng với kẻ thù điïch..) và còn nhiều vô tận. Phật đã ví nỗikhổ của nhân loại là: “ Nước mắt của chúng sinh nhiều hơn bốn biển”.Theo hiểu biết thông thường, từ Dukkha (tốt hon là để nguyên văn), có một nghĩ a là Khổ đau, phiền não, nhưng trong Chân Lý thứ nhất, theo giáo sư Rahula, từ này (Dukkha) còn mang nhiều nghĩakhác như “vô bản chất”, “bất hoàn thiện”, “vô thường”, như trong Kinh Majjhimanikaya có đề cập đến.Vậy, có thể nói Dukkha chỉ những sự đau khổ thường thấy như Sinh, Lão, Bệnh, Tử.. và những hậu quả của sự Biến thiên (vô thường-vô ngã..).

Dù thế nào, nhận định cuộc đời là Khổ, phiền não..cũng không làm người Phật tử buồn nản, biquan..vì nó là một sự thực khách quan, không thể phủ nhận. Biết nó là như thế để bớt tham ái, sân hận..gây khổ đau cho kẻ khác, đấy là một thái độ tích cực và xây dựng đối với cuộc sống. Theo tư liệu xưa để lại , những người đương thời với Phật đều mô tả Ngài là “luôn luôn mỉm cười”.Phật Giáo hoàn toàn phủ nhân thái độ tinh thần bi quan và buồn nản, coi chúng như những chướngngại trên đường tìm Chân Lý.

II-Chân Lý thứ hai.

–Tập đế-Nguồn gốc của Dukkha (Khổ).Theo tinh thần các bản văn Phật Giáo, nguồn gốc của dukkha (Khổ) là tham ái (dục vọng, hammuốn) thể hiện bằng mọi cách, -vật chất và tinh thần-mặc dầu nó không phải là nguyên nhân độc nhất và đầu tiên, có nghĩa là nó xuất hiện cùng một lúc với một số yếu tố khác, nhưng nó là yếu tốchủ động và nổi bật.Phật từng nói với Ratthapana:”..thế giới là nô lệ của dục vọng..” Có lẽ ai cũng biết rằng “tất cả mọisự bất hạnh đều do ham muốn, ích kỷ đẻ ra” như giáo sư Rahula đã nhận xét.

III- Chân Lý thứ ba.

–Diệt đế-Sự chấm dứt Dukkha (Khổ).Ðể diệt trừ sự Khổ (dukkha), người ta phải khử trừ gốc nguồn của nó , tức là tham ái. Khi đã hếtkhổ, người ta sẽ đạt đến tình trạng Niết Bàn (Nirvana). Theo sách Phật Giáo, không có từ ngữ nào của loài người có thể diễn tả đúng và đầy đủ ý nghĩa của Niết Bàn, vì nó là một Chân Lý tuyệt đối.Kinh Hoa Nghiêm có chỗ nói: kẻ ngu dốt (loài người) dễ bị sa lầy vào ngôn ngữ, giống như chú voisa vào vũng bùn. Tuy nhiên, nếu muốn có một giải thích về Niết Bàn, thiết nghĩ chúng ta nên tìm rong kinh Phật, qua những câu trả lời của Phật hay các đại đệ tử, như Sariputra..Ðây là một số trích câu vắn tắt trong rừng sách:- “ Trừ bỏ dục vọng là Niết Bàn.”- Niết Bàn có nghĩa là hủy diệt dục vọng, trừ bỏ dục vọng, cắt đứt..”-“ Trừ bỏ ham muốn, trừ bỏ thù hận, trừ bỏ ảoảnh”- “Từ bỏ và hủy diệt ham muốn và lòng tham đối với Ngũ Uẩn (thân xác): đó là sự chấm dứt .

”” “Stopping of continual becoming..and therefore of birth, anguish..”- theo trích dẫn của Encyclopedia of World Religions, do R.C. Zeahner biên soạn, trang 284. Niết Bàn còn được ví nhưtình trạng ngọn lửa tắt khi đã hết dầu.

IV-Chân Lý thứ tư.

- Ðạo đế- Ðường diệt Khổ (Trung Ðạo).Chân lý màu nhiệm thứ tư là đường lối chấm dứt dukkha (Khổ); được gọi là Trung Ðạo, (Magga) bởi vì nó ỡ giữa hai vị trí cực đoan. Cực đoan thứ nhất là chạy theo dục lạc tầm thường, buông thả,thấp kém, không có lợi ích cho sự giải thoát. Cực đoan thứ hai là tìm kiếm chân lý qua sự tự ép xác,qua nhiều cưỡng bách khắt khe, dưới hình thức khổ hạnh khác nhau, không mang lại hiệu quả chothực hành giác ngộ.Phật Thích Ca đã thử cả hai đường lối ấy, và nhhận thấy chúng không đem lại tác dụng tốt ; vì thế Ngài đã tìm ra và áp dụng con đường Trung Ðạo, đưa mau đến Trí Huệ tột cùng (Niết Bàn). Con đường này cũng được gọi là Bát Chánh Ðạo (Eigthfold Path), vì nó gồm có tám phần thực hành chính trong tu tập đó là:

  • Chánh kiến
  • Chánh tư duy
  • Chánh ngữ
  • Chánh nghiệp
  • Chánh mạng
  • Chánh tinh  tấn
  • Chánh niệm
  • Chánh định

Qua giáo thuyết của Phật trong 45 năm, người ta thấy hầu hết các bài giảng (tức phần tinh túy) đềuhướng dẫn đến con đường này:

Bát Chánh Ðạo, dù bằng nhiều lối khác nhau.Không nên nghĩ rằng phải tu tập tám phần nói trên theo thứ tự đã ghi, mà cần hiểu là phải thực hiệnchúng gần như cùng một lúc, tùy khả năng cá nhân, vì tám phần có liên hệ với nhau và có tác dụng hỗ tương.Thực hành Bát chánh Ðạo sẽ giúp hoàn thiện 3 yếu tố tu tập của Phật Giáo là:

  • Giới (sila),
  • Ðịnh, (samadhi)
  • Huệ ( prajna)

Gọi chung là Tam Học : Giới gồm có nhiều điều răn cấm (trước hết là ngũ giới) như cấm sát sinh, uống rượu.., trộm cắp, tà dâm ..được xây dựng trên quan niệm về tình thương yêu rộng rãi đối với mọi chúng sinh (vật) , đó là tinh thần Từ Bi của Phật .

Theo Phật Giáo, một con người toàn thiện cần có hai đức tính phát triển đều nhau: Bi và Trí (Tuệ) .

  • Bi chỉ lòng thương yêu, khoan thứ đối với đồng loại (chúng sinh)
  • Trí có nghĩa là phần tri thức (hiểu biết) của khối óc.Trong Giới

Có ba yếu tố của Bát Chánh Ðạo là: Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng, như trên đã nói, ba yếu tố này phải được khai triển song song mới đúng tinh thần tu tập.-Chánh ngữ. Có nghĩa là:

  • Không nói dối
  • Không nói vu hay những lời gây thù hận
  • Không nói lời ác độc, thô lỗ, thiếu lễ độ...Nói tóm, không nên nói bừa bãi, vô ích, có hại..

-Chánh nghiệp: Là hành động đúng (theo đạo đức, hòa bình..nhân phẩm). Trong đời thường, tránh những hành động bất lương, bất chính, phá hoại.(trộm cắp, tà dâm, giết người..; nên giúp nhau xây dựng một cuộc sống bình yên, có nhân vị..

-Chánh mạng: Có nghĩa là phải muu sinh bằng nghề nghiệp hợp luân lý, đạo đức, pháp luật, tiến bộ,đúng nhân phẩm, không làm hại, lường gạt người khác (bói toán, phù thủy..) Như vậy, Phật tử không thể tán thành những nghề buôn vũ khí, ma túy, và những hành động gây chiến tranh..-Ðịnh. Trong phần này, có ba yếu tố là Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh..-Chánh Tinh tấn có nghĩa là nỗ lực, cố gắng trong tu tập để ngăn chặn sự thối chuyển và phát triểnnhững trạng thái (tinh thần) trong sạch, lành mạnh sẵn có..

- Chánh niệm, nên hiểu là cần sự Chú tâm , giữ trạng thái tỉnh thức trong khi tu tập, về động táccủa thân thể, về mọi ý nghĩ, xúc cảm, hoạt động của tinh thần..Trong phạm vi này, người ta thường nói đến phương pháp Sổ tức (tập trung hơi thở) để giúp cho sự luyện tập theo dõi và kiểm soát tư tưởng...

- Chánh Ðịnh, -tập trung đúng (Thiền Ðịnh), tinh thần được tập trung đúng mức, như trạng thái Nhập Ðồng hay Nhập Ðịnh, sẽ dẫn đến bốn giai đoạn của Dhyana (Thiền), theo đó:-Giai đoạn đầu: Thanh lọc tư tưởng, tình cảm..(loại cái xấu, giữ cái tốt lại..)-Giai đoạn hai: mọi hoạt động tinh thần dần biến đi; sự thanh thản phát hiện..-Giai đoạn ba: tình cảm , cảm giác tích cực cũng biến đi; trạng thái thanh thản có ý thức được duytrì..-Giai đoạn bốn: mọi sự biến đi, chỉ còn lại sự thanh thản..-Huệ.

Về yếu tố này, có ý kiến cho rằng Chánh Kiến, Chánh Tư duy..góp phần phát triển trí năng.Nhưng một số lại nghĩ chính yếu tố Chánh Tinh Tấn và Chánh Ðịnh là yếu tố quyết định trong phần phát triền Trí Huệ.

-Chánh Kiến: Có nghĩa là thấy (nghĩ ) đúng.

Ðó là những ý nghĩ cao cả, chánh đáng..như từ bi, hòabình, bất vị kỷ..-Chánh Tư duy: Là hiểu được các Sự Vật như vốn đang có (như thị). Sự hiểu biết này có tính cáchcao tột- cùng, khác với những hiểu biết thông thường mà chúng ta thu góp được trong (những) kiếp sống..Ngoài Bát Chánh Ðạo, còn vô số pháp tu tùy theo căn cơ, trình độ chúng sinh, như Tứ Niệm xứ Chính cần; Tứ thần túc; Ngũ căn, ngũ lục; Thất Giác chi..

SƠ LƯỢC VỀ CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO

Phật Giáo, với tinh thần Từ Bi, đem giáo lý chỉ dậy cho mọi chúng sinh, không phân biệt đẳng cấp,nam nữ..nhưng tuỳ theo căn cơ , trình độ từng hạng người (thông minh, chậm lụt..) mà truyền đạo(thấp, cao..)Bởi thế, sau thời kỳ nguyên thủy (khi Phật còn tại thế), Phật Giáo được phân chia ra làm nhiều bộphái, phổ thông nhất là Ðại thừa, Tiểu thừa ..rồi thời gian sau, các tông khác nhau như Câu Xá,Thành Thật, Tam Luận, Pháp Tướng (Duy Thức), Pháp Hoa,Thiên Thai, Luật, Tịnh Ðộ, Thiền, Mật(Chân Ngôn) ở Trung Quốc và mấy nước lân cận...Ngoài ra, phải kể thêm Nhật Liên tông bên xứNhật Bản..Trước hết, ta nên phân biệt Tiểu Thừa và Ðại Thừa. Sau khi Phật nhập diệt, ngay trong kỳ Kết tậpKinh điển đầu tiên, đã có sự phân hóa thành Thượng Tọa bộ (bảo thủ)ä, và Ðại Chúng bộ (cải cách),nguồn gốc của Tiểu Thừa(theo đúng phép tắc thời  Nguyên Thủy) và Ðại  Thừa(luận giải  uyểnchuyển ).

Qua lần Kết tập thứ Hai (sau Phật nhập diệt 100 năm), có đến 20 bộ phái Phật Giáo khác nhau, với những kiến giải dị biệt, nhưng đều căn cứ vào lời chỉ dậy của Phật Tổ để tu tập chứng đắc.Dù có khác nhau về phương pháp hành trì, các tông, phái kể trên đều căn cứ vào Tam Tạng Kinh đểtu tập, tỉ dụ như tông Thiên Thai căn cứ vào kinh Pháp Hoa, tông Câu Xá dựa vào bộ luận A tỳ ÐạtMa Câu Xá; với tông Hoa Nghiêm thì chủ yếu là bộ kinh Hoa Nghiêm..-Tông Câu Xá . Do đại sư Trần Chân Ðế đời Ðường thành lập, căn cứ vào bộ luận Câu Xá của Bồ tát Thế Thân. Bộ luận này gồm 9 phẩm và 30 quyển, nội dung gồm các phần: giải thích các loạichúng sinh; thuyết Nhân quả, luận về Vô Ngã..Tông Câu Xá ít phát triển ,và không gây được nhiều ảnh hưởng, ngày nay chỉ được nhắc đến trong phạm vi nghiên cứu Phật học.-Tông Thiên Thai. Tông Thiên Thai do đại sư Trí Giả (núi Thiên Thai) phát triển từ đời nhà Tùy Trung Quốc. Tông này lấy kinh Pháp Hoa làm căn bản, và các bộ Luận Trí Ðộ, kinh Niết Bàn..là chỉnam. Thực ra, Trí Giả là người kế thừa của ngài đại sư Huệ Vân, đời Bắc Tề (566).Tông Thiên Thai sau được lưu truyền rộng rãi và hiện nay còn dư ảnh hưởng (ít ở Việt Nam).-Tông Hoa Nghiêm. Tông này phát xuất ở Trung Quốc, đời Ðường do ngài Ðỗ Thuận khởi xướng,dựa vào kinh Hoa Nghiêm, và chia ra thành 5 hình thức (bước) tu tập như Tiểu (thừa),Thủy (mốiđầu), Chung (cuối cùng); Ðốn (đạt); Viên (thành đạo)..Kế thừa ngài Ðỗ Thuận, sau có đại sư Trí Nghiêm, Hiền Thủ.. và sau đó là Mã Minh, Long Thọ..Kinh Hoa Nghiêm có một vị trí ưu thắng, được truyền bá sâu rộng là nhờ biết khai triển giáo lý ÐạiThừa, như lục tướng, thập huyền môn,ngũ giáo.*.với nghĩa lý sâu sắc.. * (xem phần giải thích ).-Tông Pháp Tướng (Duy Thức-Du Già). Là một trong hơn 10 tông phái ở Trung Quốc, chuyênnghiên cứu (sâu) về tánh, tướng của vạn pháp..căn cứ vào bộ kinh Giải Thâm Mật (Phẩm Nhất ThiếtPháp Tướng) và bộ luận Du Già, Duy Thức,-chủ trương vạn pháp do Thức biến hiện (vì thế tôngnày còn có tên Du Già).Tông này do đại sư Khoản Cơ , chùa Từ Ân Trung Quốc khai sáng (nên cũng có tên Từ Ân), nhưngthực ra nó được truyền vào Trung Quốc từ thời ngài Huyền Trang qua Ấn thỉnh kinh Phật về (đờiÐường).Tông Pháp Tướng luận về lý nên khó có người đủ trình độ thực hành, ngày nay không còn phát huy sâu rộng trong gíới Phật học.

-Tông Tịnh Ðộ Tông này do ngài Phổ Hiền làm sơ tổ, chuyên tu pháp môn Niệm Phật, cầu vãng sanh về Thế giới Cực Lạc (của Phật A Di Ðà). Tông này ảnh hưởng sâu rộng trong dân chúng, nhấtlà thời Mạt pháp, có lẽ vì dễ tu, hợp với mọi trình độ, căn cơ. Ở Trung Quốc, Việt Nam.., tông này thường liên hệ với Thiền tông.Tại Trung Quốc, tông này do ngài Huệ Viễn, ở núi Lư Sơn (đời nhà Tấn-) đề xướng , sau này phát triển rộng rãi, truyền qua Nhật Bản, nó có tên là Liên Tông. Tông Tịnh Ðộ truyền sang Việt Nam, vàđến đời nhà Lý –Trần, có vẻ đã pha trộn với Thiền tông, cho đến ngày nay.Pháp môn Tịnh Ðộ dễ thực hành và có thể áp dụng cho bất cứ hoàn cảnh, địa vị nào..vì người tu chỉcần chuyên chú vào việc đọc Kinh và niệm Phật và Chú..(Kinh A Di Ðà, chú Ðại Bi, Vãng Sanh,Tâm Kinh..)-Tông Chân Ngôn (Mật tông). Tông này thuộc phái Ðại Thừa, vừa có tính cách siêu thực, hình thứctu tập nhiều huyền bí, nên cũng có tên là Mật (tông) giáo.Tông Chân Ngôn căn cứ vào Tam Mật ngữ (các chân ngôn, thần chú, ấn quyết, bùa pháp) để tu trì:đó là Ngữ mật, Thân mật và Tâm mật ; ngoài ra còn khai triển tư tưởng Ðại thừa thành Thập Huyềnmôn để đạt Chân Lý .* (xem phần giải thích)Lúc đầu, Phật giáo từ Ấn Ðộ truyền qua Tibet (Tây Tạng), sau một thời gian, Mật Tông phát sinh,nên có thể nói Mật tông (hay Chân Ngôn tông) cũng khởi xuất từ giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni(dù với đạo hiệu khác là Ðại Nhật Như Lai).

- Tông Chân Ngôn không được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc và Việt Nam, hiện nay chỉ ở Nhật Bản còn duy trì .-Tông Thành Thật. Tông này phát nguyên từ Ấn độ, căn cứ vào bộ “Thành Thật luận” của ngài Ha Lê Bạt Ma, và lấy tánh tướng của phái Tiểu Thừa làm chủ yếu tu tập.Khởi đi từ Tứ Diệu Ðế, (Khổ, Tập, Diệt, Ðạo), người tu muốn diệt Khổ, phải tinh tấn tu hành , đó làchân lý áp dụng cho mọi hoàn cảnh, thời gian. Thành Thật còn có nghĩa là trung thực với chínhmình (không tự dối) và kính trọng người, luôn luôn cầu tiến, với tinh thần khoan dung, chân chính..Khi truyền qua Trung Quốc, tông này, ngoài phái chính yếu (Thành Thật), còn chia ra Nam và Bắctông. Tông Thành Thật không được bành trướng, nhưng đến nay vẫn còn tồn tại (ở Trung Quốc). Ở Việt Nam tông này không được thịnh hành.-Tông Tam Luận. (Ðại Thừa) Tông này căn cứ vào Tạng Luận, lấy 3 bộ luận: Trung Luận và ThậpNhị Môn luận của ngài Long Thọ; cùng bộ Bách Luận của Ðề Bà, đệ tử Long Thọ.Ngài La Thập đem bộ Tam Luận chuyển dịch qua tiếng Trung Quốc, sau truyền cho 3 ngàn đệ tử rong đó nổi tiếng có Tứ Kiệt là Ðạo Dung, Tăng Thục, Tăng Kích, Ðạo Sanh..Tông này hiện nay không còn thấy duy trì ở Trung Quốc hay Việt Nam.-Tông Nhiếp Luận. Tông này căn cứ vào bộ luận Nhiếp Ðại Thừa của ngài Vô Trước, sau được bổxung từ hai ngài Thế Thân và Vô Tánh. Truyền qua Trung Quốc, đời nhà Lương, ngài Chân Ðế dịchbộ luận của Thế Thân và Vô Trước. Khi tông Pháp Tướng phát sinh thì tông Nhiếp Luận lần hồi hếtảnh hưởng..-Tông Luật. Luật Tông căn cứ vào ba tạng Kinh điển của Phật Giáo,-chính yếu là bộ luật Tú Phần, -do ngài Ðạo Tuyền, ở núi Nam Sơn, đời nhà Ðường khởi xướng. Luật Tông lấy giới luật làm đầutrong sự tu tập, răn người tu hành giữ gìn đúng luật.Tông này không được phổ cập trong quần chúng , vì luật tứ phần dành riêng cho hàng xuất gia..-Tông Niết Bàn. Tông này căn cứ vào bộ kinh Niết Bàn, lập luận rằng Phật Tánh thường trụ, bấtbiến. Truyền sang Trung Quốc từ đời nhà Lương, ngài Ðàm Vô Sẩm là người dịch kinh Niết Bàn.Qua Tùy, Ðường, Tống..nhiều cao tăng, thạc đức viết sách truyền bá sâu rộng..Về sau, tông Niết Bàn được sáp nhập vào tông Thiên Thai (Trí Giả) theo nhân duyên ; ở Việt Namvà Nhật Bản, tông Niết Bàn cũng không phát triển mấy.

-Thiền Tông. Theo các nhà nghiên cứu, có thể chia Phật Giáo ra làm hai ngành :Hiển Giáo, và MậtGiáo. Hiển giáo gồm mấy tông phái kể trên (Thành Thật, Câu Xá, Thiên Thai..); Mật Giáo-là MậtTông -phát xuất từ Tibet.Riêng Thiền Tông, -Phật Thích Ca đã tham thiền ngộ Ðạo thủa thiếu thời- khởi đầu Phật truyền choMa ha Ca Diếp,-giai thoại Niêm hoa vi chỉ- sau tâm ấn được truyền đến Tổ thứ 28 là Ðạt Ma, thìngài Ðông Du, qua Trung Quốc truyền đạo, đời nhà Lương.Thiền Tông Trung Quốc phát xuất từ đấy (Ðạt Ma sơ tổ ), sau truyền cho (Huệ Khả, Tăng Sán, ÐạoTín, Hoàng Nhẫn) , đến đời Lục Tổ Huệ Năng thì phân làm nhiều phái : Lâm Tế, Tào Ðộng..và cótruyền qua Việt Nam.Thiền có lối tu tập đặc biệt, tâm truyền tâm, không nệ sách vở. Người ta thường nhắc đến mấy câunói là của nhà Thiền : Giáo ngoại biệt truyền- Bất lập văn tự- Trực chỉ nhân Tâm- Kiến Tánh thànhPhật.Nói cho đúng, tu thiền mà ngộ được Ðạo không phải là dễ dàng. Qua những giai thoại Thiền, phảimất nhiều côông phu (thời gian) tu tập, tham luận Công Án, đến thời điểm nào đó, sau khi Duyên đủmới gặp được cơ hội “ngàn năm một thủa”.Thiền Tông từ đời Huệ Năng được chia thành Nam phái (Huệ Năng) và Bắc phái (Thần Tú), cũnggọi là Ðốn và Tiệm.

SƠ LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM


Sau khi Phật Thích Ca nhập Niết-Bàn, hai đại đệ tử của ngài là MaHa CaDiếp, và ANan lần lượt kếthừa sự nghiệp hoàng dương Phật pháp . Tiếp theo có các vị tổ sư Long Thọ, Vô Trước, Mã Minh,đến thời kỳ thứ ba là các đại sư Long Trí, Thiện Vô Úy..Từ Ấn Ðộ, Phật  Giáo truyền qua các nước ở phía  Nam (Nam Tông) như Xâylan,  Miến Ðiện,Kampuchia, TháiLan, Lào, quần đảo Nam Dương (Indonesia)..rồi sau lan lên phương Bắc (BắcTông) như các nước Tibet, Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên (Korea), NhậtBản và Việt Nam.Theo sử liệu, Phật Giáo đã truyền qua Trung Quốc từ đời nhà Tiền Hán và có mặt ở Việt Nam rất sớm, cuối thế kỷ thứ 2, -có lẽ bằng đường biển-ở vùng Luy Lâu, thuộc Giao Châu, thời ấy đã có 20ngôi chùa và 500 nhà tu.Qua thế kỷ thứ 3, mấy nhà sư Việt Nam được biết đến là Khương Tăng Hội, và Huệ Thắng..do Phật Giáo phát triển từ Trung Quốc đã truyền sang nước ta.

1- Phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi.- Vào khoảng năm 580, TỳNi Ða Lưu Chi (Ấn Ðộ), là người đầu tiên đặtnền tảng Thiền Tông ở Việt Nam, trụ trì chùa Pháp Vân , Hà Ðông. Theo truyền thuyết, ngài là đệtử của tam tổ Thiền Tông Tăng Xán, bên Trung Quốc.Kế thừa tổ Tỳ Ni Ða Lưu Chi là thiền sư Pháp Hiển; ngài họ Ðỗ, quê Chu Diên (Sơn Tây). Khi tu ởnúi Từ Sơn, loài cầm thú thường lai vãng đến, học trò tìm theo học rất đông.Sau, phái này có nhiều thiền sư nổi tiếng, như: Pháp Thuận, Vạn Hạnh..2-Phái Vô Ngôn Thông.Ðại sư họ Trịnh, người Trung Quốc, là đệ tử của Bách Trượng thiền sư, và tu ở chùa Song Châu(Triết Giang). Ngài qua Việt Nam năm 820, trụ trì chùa Kiến Sơ, làng Phù Ðổng (Bắc Ninh).Nhị tổ phái Vô Ngôn Thông là thiền sư Cẩm Thành, người huyện Tiên Du, trụ trì chùa Kiến Sơn,Bắc Ninh.Thừa kế nhị tổ là Thiện Hội thiền sư, quê ở Siêu Loại (Bắc Ninh). Phái này truyền được 15 đời, chođến năm 1221 là hết.3- Phái Thảo Ðường. Do thiền sư Thảo Ðường Trung Quốc lập ra, vào năm 1069 (triều Lý ThánhTông). Ngài là họọc trò của đại sư Tuyết Ðậu Minh Giác, qua Chiêm Thành, không may bị quân línhViệt bắt làm tù binh; sau ngài được nhà vua thả ra và phong làm quốc sư. Ngài thuyết giảng ở chùaTrấn Quốc, học trò đến dự rất đông.Phái Thảo Ðường truyền được 6 đời, trong số nhân vật nổi tiếng có vua Lý Thánh Tông và vua LýCao Tông.

4-Phái Trúc Lâmm.- Ðầu thế kỷ thứ 8, ba phái trên sáp nhập làm một; phái Yên Tử ra đời, và đến đờiTrần thì phái Trúc Lâm trở thành thiền phái duy nhất vào đời nhàTrần.Khởi đi từ núi Yên Tử, sơ tổ phái Trúc Lâm là thiền sư Hiện Quang (1220); tổ thứ 2 là quốc sư TrúcLâm, thầy của vua Trần Thái Tông. Vua Trần Nhân Tông là tổ thứ 6 của thiền Trúc Lâm, đồng thờilà người sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.Sau, ngài truyền ngôi cho con là vua Anh Tông, rồi vào tu ở núi Yên Tử, lấy hiệu la ø “ Hương VânÐại Ðầu Ðà”, lập trường giảng đạo, phát thuốc, môn đệ theo cảvạn người. Tổ thứ 2, và kế tiếp làngài Pháp Loa và thiền sư Huyền Quang

5-Phái Nguyên Thiều-Lâm Tế. Khai sáng là Nguyên Thiều, ngài họ Tạ, quê ở Quảng Châu, qua ViệtNam, lập chùa Thập Tháp Di Ðà và trường dậy học. Sau, ngài theo lệnh vua Anh Tông, về TrungQuốc thỉnh đại sư Thạch Liêm, cùng pháp khí, tượng trở qua Việt Nam, lập đàn giảng pháp ở chùaThiên Mụ, tiếp đó làm trụ trì chùa Hà Trung.6-Phái Liễu Quán. Do hòa thượng Liễu Quán, quê ở Phú Yên khai sáng, thực ra là một nhánh củaphái Lâm Tế.Trước ngài thọ giới với Thạch Liêm hòa thượng, ở Thuận Hóa, rồi sau đó là học thiền với hòathượng Tử Dung ở Long Sơn ; ngài tịch năm 1742.Nói chung, từ thế kỷ 15 trở đi, sau khi nhà Hồ, rồi Hậu Trần mất, đạo Phật dần suy yếu. Ðến đời vuaQuang Trung (1788- 92), noi gương nhà Lê, lo chấn hưng đạo Phật, tu sửa, xây dựng thêm chùa,thanh lọc tăng giới, hoàn tục những kẻ thiếu tài, đức..không may nhà vua mất sớm, dự án bỏ dở.Tuy thế, vẫn có một số học phái Thiền xuất hiện sau thời kỳ Lý. Trần..như phái Tào Ðộng (Lê ThếTông 1573-1599), phái Liên Tông, triều Lê Hy Tông (1676- 1705), không kể các phái NguyênThiều-Lâm Tế, phái Liễu Quán (đã nói ở trên).Qua thời nhà Nguyễn, rồi Pháp thuộc, Phậtt giáo vẫn ở trong tình trạng đình đốn, mãi đến đầu thế kỷ20, mới có phong trào chấn hưng (Phật giáo), một vài giáo phái thờ Phật xuất hiện, như Cao Ðài,Hòa Hảo..

Dần dần, các vị cao tăng, chí sĩ nhập thế, truyền giảng Phật pháp, in sách báo, kinh điển phổ biến;các hệ phái được tổ chức chặt chẽ, đa số sau này qui tụ thành Giáo hôi Phật Giáo Việt Nam toàn quốc, cố gắng theo kịp phong trào sinh hoạt Phật giáo thế giới, nở rộ từ đầu thập kỷ 1950.

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 24
Trong ngày: 738
Trong tuần: 5185
Lượt truy cập: 1318648

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy