Trần Lệ Xuân - Cuộc đời thăng trầm với những bi kịch





Người đàn bà của tham vọng…

Hiện nay chưa ai có thế xác định chính xác bà Trần Lệ Xuân sinh tại đâu, có nhiều cơ sở để cho rằng bà sinh tại Hà Nội, nhưng cũng có tài liệu nói bà sinh tại Huế. Mẹ là bà Thân Thị Nam Trân, cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại, cha là luật sư Trần Văn Chương. Lúc còn nhỏ, do gia đình thuộc dòng “vương giả” nên bà có điều kiện được học Trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tới tú tài Pháp. Đến năm 1943, bà kết hôn với Ngô Đình Nhu và cải đạo sang Công giáo. Bà là dân biểu và thường được gọi là “Bà Cố vấn”. Chính bởi Ngô Đình Diệm không có vợ nên bà được coi là Đệ nhất phu nhân (First Lady) của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1963.

Kết quả hình ảnh cho tran le xuan

Dư luận cho rằng Trần Lệ Xuân là người lộng quyền. Việc Ngô Đình Diệm để cho bà cũng như Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và người em út Ngô Đình Luyện tham gia vào chính sự tạo nên hình ảnh gia đình trị độc đoán kiểu phong kiến. Đơn cử như trong sự kiện Phật Đản năm 1963, ngày 3-8-1963, trong cuộc nói chuyện với phụ nữ Bán quân sự, Trần Lệ Xuân lên tiếng rằng “hoạt động của Phật giáo là một hình thức phản bội xấu xa...”. Về sự tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, bà nhiều lần công khai phát biểu “Vỗ tay hoan nghênh các vụ tự thiêu, nếu ai có thiếu xăng dầu thì tôi sẽ cho” và gọi vụ tự thiêu là “nướng sư” (nguyên văn: I would clap hands at seeing another monk barbecue show) trong cuộc trả lời phỏng vấn của ký giả báo New York Times, Trần Lệ Xuân nói: “Tôi còn thách mấy ông sư thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt tỉnh, không cần biết tới”. Chính các hành động, phát biểu thiếu cân nhắc và quá khích của bà góp phần đổ thêm dầu vào lửa dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1-11-1963, chấm dứt chính quyền “gia đình trị” của Ngô Đình Diệm.

Có thể coi Trần Lệ Xuân là người của chủ nghĩa cách tân, chính bà là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu (mà dân chúng vẫn gọi nôm na là “áo dài Trần Lệ Xuân”) tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới mà những người cổ học lên tiếng phê phán. Loại áo dài này vẫn thịnh hành đến ngày hôm nay. Điều bà gây nhiều xôn xao trong dư luận xã hội thời ấy là việc bà cho xây dựng tượng Hai Bà Trưng, bị nhiều người cho rằng bà cố tình cho tạc gương mặt của Trưng Trắc giống bà và Trưng Nhị giống con gái của bà là Lệ Thủy. Ngày nay, những cánh rừng do bà khởi xướng trồng trên đường từ Sài Gòn đến rừng Cát Tiên vẫn được một số người gọi là rừng Trần Lệ Xuân.

Kết quả hình ảnh cho tran le xuan

Người đàn bà sống lưu vong

Trong tháng 10-1963, Trần Lệ Xuân “quyết định” cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy đi “công du” Hoa Kỳ và Roma với dự định sẽ vạch trần âm mưu lật đổ của Tổng thống Kennedy và CIA trước công chúng Mỹ nhằm cứu vãn lại quyền lực cho “nhà chồng”. Nhưng “giấc mộng” chưa kịp thực hiện thì đến ngày 1-11-1963 khi Trần Lệ Xuân và con gái đang trú ngụ tại khách sạn sang trọng Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California thì cuộc đảo chính tại Nam Việt Nam đã xảy ra, chồng và anh chồng của bà bị giết một cách thê thảm, từ đây chế độ độc quyền chuyên chế của anh em Diệm, Nhu đã chính thức chấm dứt, kéo theo đó là giấc mơ kéo dài “danh hiệu” Đệ nhất phu nhân của Trần Lệ Xuân cũng tan theo mây khói. Vào ngày 15- 11- 1963, Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy đã rời khỏi Los Angeles để đi Roma sinh sống sau khi bà có một lời phát biểu “hùng hồn” với giới truyền thông: “Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi.”

Về cuối đời, Trần Lệ Xuân sống ẩn dật

Trong khi nước Mỹ càng lúc càng lún sâu vào vũng lầy của một cuộc chiến tranh nguy hiểm ở Việt Nam và những cuộc đảo chính lật đổ một loạt chính quyền ở Sài Gòn, hình ảnh một người đã từng một thời là “Đệ nhất phu nhân” đáng sợ và đầy uy quyền đã trở nên nhạt nhòa, gia sản của bà lụn bại và cuộc đời bà sa sút thành một bi hài kịch thê thảm. Dù được sinh ra từ một trong những gia đình “sang trọng” tại Việt Nam, nhưng trong thập niên 1970, bà đã sống trong một căn nhà tại La Mã, được mô tả là đã “tàn tạ”. Nhà của bà bị trộm viếng thăm khá nhiều lần. Bà dành toàn thời giờ vật chất còn lại của đời mình để làm vườn và viết lách… Năm 1967, bi kịch xảy đến với bà khi cô con gái Ngô Đình Lệ Thủy đột ngột qua đời trong một tai nạn xe hơi ở Paris. Tháng 7-1986, đến lượt em trai của bà, ông Trần Văn Khiêm, bị kết tội cố sát cha mẹ già là ông bà cựu Đại sứ Trần Văn Chương tại tư gia ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Đến năm 1990, người em út của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Luyện qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con bà Nhu cũng không thể đến dự tang, do trước đó họ từng có xích mích với nhau. Cuộc đời bà Trần Lệ Xuân, từng chứng kiến 10 đám tang, đều bất đắc kỳ tử của người thân, từng khóc hết nước mắt, nhưng không lần nào được tham dự tang lễ.

Kết quả hình ảnh cho tran le xuan

Theo tin tức của báo chí Mỹ, năm 1978 bà Nhu tuyên bố là đang viết gần xong một cuốn lịch sử của Việt Nam Cộng hòa “từ vị thế của một người ở trong cuộc.” Không có ai còn sống mà có một cái nhìn tốt hơn bà Nhu về sự thăng trầm của chế độ ông Diệm và thời kỳ nước Mỹ bắt đầu can thiệp vào một cuộc chiến tranh lâu dài nhất với nhiều tranh cãi nhất. Không có người đàn bà Việt Nam nào nhiều uy quyền hơn, tạo nhiều tranh cãi hơn và cũng bị khinh miệt nhiều hơn bà Ngô Đình Nhu. Không biết bà Đệ nhất phu nhân “vang bóng một thời” có kịp hoàn thành cuốn sách cuối đời của mình hay không khi vào lúc 2g sáng ngày 24-4-2011, bà đã qua đời tại một bệnh viện ở Roma (Ý), hưởng thọ 87 tuổi. (Theo nguồn tin từ BBC)

Peter Brush một cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ đã viết bài đăng tải trên báo chí Mỹ: “Trong lịch sử ngắn ngủi của Nam Việt Nam, một người đàn bà đầy mưu mô tên là “Lệ Xuân” đã dùng tất cả mánh lới để đưa mình lên đỉnh cao của quyền lực. Trong tiến trình đó, bà đã châm ngòi thù hận tôn giáo, ban hành những luật lệ đạo đức khắt khe, âm thầm nuôi dưỡng tham nhũng và làm cho người Việt lẫn các nước bạn đồng minh công phẫn đến mức suốt đời bà bị gán hỗn danh là “Rồng Phu Nhân”. Đây là tên của một nhân vật nữ quỷ quái do họa sĩ Milt Caniff tạo ra năm 1934 trong loạt chuyện tranh bằng hình “Terry and the Pirates” nổi tiếng của Mỹ. Người thiếu phụ Trần Lệ Xuân đã trở thành một bà Ngô Đình Nhu cố chấp, giữ vai chính trong một vở kịch phức tạp và huyền bí làm cho nước Mỹ bị lôi vào một bẫy sập. Bà cũng cho thấy trước những vị cay đắng của một thập niên tàn khốc tiếp theo sự ra đi của bà”…

210x210

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 17
Trong ngày: 712
Trong tuần: 5166
Lượt truy cập: 1362097

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy