Quách Đàm thu mua nhiều đến nỗi gạo không còn chỗ chứa nhưng không may, thời điểm ấy, giá lúa gạo trên thị trường thế giới bị sụt giảm. Khả năng ông bị lỗ rất nặng. Tuy nhiên, ông vẫn bình tĩnh tiếp tục thu mua, xoay chuyển tình thế một cách bất ngờ.
Thương trường như chiến trường
Là một thương gia thành đạt, ngoài sự nhanh nhẹn, khôn khéo, ông Quách Đàm còn có cách làm quen và giao thiệp khéo léo với quan chức lớn của chính quyền.
Ông đã tạo được một địa vị cao trong xã hội đến nỗi Thống Đốc Nam Kỳ thời đó, Cognacq, vốn là người tự cao tự đại, cũng hạ mình cầu thân với ông.
Thêm nữa, mánh lới làm ăn cũng là một thủ thuật giúp ông thoát được những sai lầm trong tính toán.
Tượng ông Quách Đàm trước đây được đặt bên trong chợ. Sau này, tượng được di dời về Bảo tàng Mỹ thuật thành phố.
Chuyện kể, ông thao túng thị trường lúa gạo bằng cách cho người đi khắp miền Tây thu mua toàn bộ gạo về chứa đầy trong các kho với mục đích xuất bán qua Singapore. Ông thu mua nhiều đến nỗi gạo không còn chỗ chứa nhưng không may cho ông, thời điểm ấy, giá lúa gạo trên thị trường thế giới bị sụt giảm.
Với sức mua đó so với giá bán, khả năng ông bị lỗ rất nặng. Thế nhưng ông vẫn bình tĩnh tiếp tục thu mua thậm chí với giá còn cao hơn trước như không có gì xảy ra.
Ông âm thầm ra mật lệnh cho nhân viên ở Singapore (lúc đó Singapore còn đang thuộc Anh rồi sau đó là Nhật, cho đến khi trở thành một nước cộng hòa độc lập vào ngày 9 tháng 8 năm 1965), tung tin đồn giá lúa sắp tăng, đồng thời cũng ngưng không thu mua tiếp. Thương lái trong nước nghe tin đồn tung hết vốn liếng ra để dự trữ lúa gạo. Ông bắt đầu mở kho xuất bán và bán cho đến khi kho vơi đi thì thương lái cũng vừa kịp biết mình bị lừa. Ông đã thoát lỗ một cách ngoạn mục.
Trong thương trường, Quách Đàm là người mưu lược và rất lợi hại. Thế nhưng đối với xã hội ông rất được lòng mọi người. Ông thường xuyên giúp đỡ những người nghèo khổ cơ nhỡ. Gia đình ông cũng lập ra một quỹ từ thiện để giúp người.
Ông cũng không quên thuở hàn vi. Ông tìm lại anh phu vác lúa một thời đã trấn lột ông và bố trí cho anh này làm sếp chỉ huy nhóm vác lúa. Tính vị tha và rộng lượng đó dường như đã góp phần giúp ông thành công trên thương trường...
Chợ Bình Tây
Với tài kinh doanh của ông, người Pháp hết sức khâm phục. Ông nghiễm nhiên trở thành "ông trùm lúa gạo", giàu có và có thế lực nhất thời bấy giờ. Người Pháp còn phải nhờ ông mua lại các doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản. Cũng nhờ vậy mà sản nghiệp ông càng lúc càng phình to ra.
Do quá giàu, ông xoay qua đứng bảo lãnh cho các con nợ của ngân hàng Đông Dương. Mỗi lần xin chữ ký bảo chứng, các con nợ ngân hàng phải chịu cho ông một khoản hoa hồng theo quy định.
Chợ Bình Tây
Sau những thành công vượt bậc, ông Quách Đàm nghĩ ngay đến việc xây dựng một ngôi chợ. Ông tiến hành mua một khu đất vốn là ruộng hoang hóa có diện tích 17.000 m2 ở vùng Bình Tây. Trong tính toán của ông, ngôi chợ này phải là chợ lớn nhất miền Nam.
Vì thế, ông đã nhờ đến các kiến trúc sư thiết kế. Ông yêu cầu kỹ thuật xây dựng chợ xây theo kỹ thuật phương Tây với bê tông cốt thép, nhưng hình dáng phải mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc.
Giữa chợ có một công viên nhỏ, nơi đặt tượng đồng Quách Đàm (Ảnh Zing).
Tháp giữa vươn cao có 4 mặt đồng hồ, có “lưỡng long tranh châu”, 4 góc có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng.
Quách Đàm cũng yêu cầu, riêng mái ở các góc có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông. Chính giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, thoáng mát.
Theo dự tính, ông sẽ tạo ra nhiều gian hàng rập khuôn nhau rồi mời các tiểu thương vào buôn bán. Dọc theo bên ngoài chợ là 2 dãy nhà theo kiểu phố buôn bán và vận động động chính quyền dời Chợ Lớn về đây.
Năm 1927, mọi khâu chuẩn bị đã hoàn tất chỉ còn chờ ngày khởi công thì bất ngờ Quách Đàm qua đời. Việc xây dựng chợ phải đến năm sau mới thực hiện và hoàn tất vào năm 1930.
Ngôi chợ mới, ban đầu mang tên chợ Bình Tây nhưng người đời quen gọi là chợ Quách Đàm hay là Chợ Lớn Mới.
Tên Chợ Lớn Mới có được từ sự cố Chợ Lớn cũ nằm tại vị trí Bưu Điện Chợ Lớn ngày nay bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn. Chợ mới được xây lên cách chợ cũ không xa nhưng lại to lớn và qui mô hơn nên được nhiều người gán cho cái danh "Chợ Lớn Mới".
Sau đó, bên trong chợ gia đình ông và tiểu thương đã cùng nhau lập nơi thờ cúng ông ở giữa chợ. Hàng ngày, những người buôn bán tại chợ thường lui tới đốt nhang khấn vái ông một cách thành kính...
Khối tài sản kếch xù của 'tỷ phú lúa gạo' Sài Gòn
Có người cho rằng, sở dĩ Quách Đàm thành công, sở hữu khối tài sản kếch xù vì vị trí của hiệu buôn nằm trên long mạch. Nhưng đó không phải là lý do chính...
Người vợ thuở nghèo khó phía sau tỷ phú ô tô ở Sài Gòn
Công cuộc làm ăn của ông bà Hảo ngày càng phát đạt. Ông cho mở thêm một cửa hàng tại Trà Vinh. Lợi nhuận cũng từ đó tăng dần biến ông trở thành một tỉ phú lúc nào không hay.
Tỷ phú Sài Gòn vung nghìn vàng nuôi mỹ nhân và cái kết bất ngờ
Từ lúc khởi nghiệp đến lúc trở thành tỉ phú, triết lý sống của Trần Thành là cần kiệm và tránh xa những chốn ăn chơi. Có 3 thứ mà ông luôn giữ mình không léo hánh tới là rượu chè, cờ bạc và phụ nữ. Thế nhưng...
"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích " |
Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy