Văn Thù Bồ Tát

VĂN THÙ SƯ LỢI

Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi dưới dạng Diệu Âm (sa. mañjughoṣa), "người có giọng nói êm dịu" bên phải có hỏa kiếm cắt đứt vô minh, bên trái là bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa

van_thu_bo_tat

Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī) là tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (zh. 妙德), Diệu Cát Tường (zh. 妙吉祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (zh. 妙音), dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹ (sa. ārya-mañjuśrī-mūlakalpa) ở thế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm vàkinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một consư tử.

Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba thường được xem là hiện thân của Văn-thù (Châu-cô). Dưới tên Diệu Âm (zh. 妙音), "Người với tiếng nói êm dịu", Văn-thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và học thuyết của Trung quán tông. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.

Văn-thù cũng xuất hiện dưới dạng một Thần thể (sa. iṣṭadevatā, sādhita, bo. yidam) phẫnnộ, có tên gọi là Diêm-mạn-đức-ca –"Người chiến thắng tử thần:" (sa. yamāntaka), có dạng vị thần mang đầu bò. Dạng này là Thần thể quan trọng của phái Cách-lỗ tại Tây Tạng.

Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phóviệc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi Bồ Tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn-thù (xem Tứ đại danh sơn). Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế.Câu niệm danh hiệu của vị bồ tát này là: "Nam mô đại trí văn thù sư lợi bồ tát"

 

Sự tích đức Văn Thù Sư Lợi

 Đức Văn Thù Sư Lợi khi chưa thành đạo thì ngài là con thứ ba của vuaVô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái Tử. Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên ngài phát tâm cúng dường Phật BảoTạng và tăng chúng trọn ba tháng. Lúc ấy, có quan đại thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: "NayĐiện Hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hếtthảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồihướng về đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì tốt hơn là mongcầu mọi sự phước báu nhỏ nhen." Vương Chúng Thái Tử nghe quan đại thần khuyến như vậy, thì liền chấp tay mà thưa với Phật rằng:"Bạch đức Thế Tôn!  Công đức tôicúng dường Phật tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôiđó, nay xin hồi hướng về đạo vô thượợng bồ đề, nguyện trải hằng sa kiếptu hạnh bồ tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích mộtmình mà cầu mau chứng đạo quả.

1.  Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trongmười phương đều phát tâm cầu đạo vô thượng chánh giác, giữ gìn tâmbồ đề cho bền chắc, và khuyến hóa theo môn lục độ là: Bố thí, trì giới,nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ.  Tôi nguyện giáo hóa vô sốchúng sanh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết phát trước tôi, vàtrong khi thuyết pháp, làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả.

2.  Tôi nguyện trong khi tu bồ tát đạo, làm đặng vô lượng việc Phật, vàsanh ra đời nào cũng tu theo đạo ấy cả. Bao nhiêu chúng sanh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh, như cácngười đã có tu phép thiền định ở cõi phạm thiên, tâm ý không còn điênđảo.  Nếu đặng các kẻ chúng sanh như vậy sanh về cõi tôi, thì khi ấy tôimới thành đạo.

3.  Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trangnghiêm và nguyện hết thảy các cõi Phật đều hiệp chung lại thành mộtthế giới của tôi.

4.  Đường giới hạn xung quanh trong cõi ấy đều dùng những chất:Vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu và mã não, mà xây đắpcho cao lên đến cõi phạm thiên, còn mặt đất thì toàn là ngọc lưu ly tấtcả.

5.  Trong cõi ấy không có các món đất, cát, bụi bặm, chông gai, dơ dáy,và không có những sự cảm xúc, thô ác, và xấu xa, cũng không cónhững người đàn bà và tên hiệu của người đàn bà.

6.  Hết thảy chúng sanh đều hóa sanh, chớ không phải bào thai trongbụng mẹ như các cõi khác, và hằng tu tập các pháp thiền định, vui đẹptự nhiên, chớ không cần phải ăn uống những đồ vật chất.

7.  Trong cõi tôi không có người tiểu thừa, thanh văn và duyên giác. Thảy đều là các bậc bồ tát, căn tánh cao thượng, tâm trí sáng suốt,người nào cũng đã xa lìa mọi sự tham lam, hờn giận, ngu si, và đã tuđặng các môn phạm hạnh cả.

8.  Trong khi chúng sanh sanh về cõi tôi, thì tự nhiên đủ tướng mạo tỳkheo, đều có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả.

 9.  Chúng sanh trong cõi tôi muốn ăn, thì tự nhiên có bình bát thất bảocầm ở nơi tay và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát.  Khi ấy lại nghĩrằng: Chúng ta chớ nên dùng những đồ này, nguyện đem bố thí, trướchết dâng cúng cho các đức Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, và Duyên Giác,sau nữa thì chúng sanh nghèo hèn và các loài ngạ quỷ đói khát đềudùng no đủ. Còn phần chúng ta thì nên tu pháp thiền định, hưởng sựvui đẹp tức là món ăn.

10.  Mọi người suy nghĩ như vậy, liền đặng pháp tam muội, gọi là BấtKhả Tư Nghị Hạnh, có sức thần thông, dạo đi tự tại, không có sự gìngăn ngại tất cả.  Độ trong giây phút, mọi người đạo dạo khắp thế giớimà cúng dường Phật, bố thí và diễn thuyết các pháp cho chúng sanh nghe rồi trở về nước thì vừa đúng bữa ăn.

11.  Tôi nguyện trong thế giới của tôi không có tám món chướng nạn vàcác sự khổ não, và cũng không có những người phá hư giới luật.

12.   Tôi nguyện trong thế giới ấy có nhiều món châu báu rất lạ lùng vàkhông cần gì phải dùng đến ánh sáng của mặt trời và mặt trăng.  Các vịbồ tát tự nhiên xung quanh thân thể có hào quang sáng chói, soi khắpcác nơi, thường chiếu luôn không có ngày đêm, chỉ xem lúc nào bôngnở thì cho là ban ngày, lúc nào bông xếp lại cho là ban đêm mà thôi. Còn khí hậu thường điều hòa, không nóng quá cũng không lạnh quá.

13.  Nếu các vị bồ tát nào bổ xứ làm Phật các cõi khác, thì trước hết ởnơi cõi tôi, rồi đến cung trời Đâu Suất, sau mới giáng sinh đến cõi ấy.

14.  Tôi nguyện hóa độ chúng sanh đều thành Phật hết rồi, tôi mới hiệnlên trên hư không mà nhập diệt.

15.  Trong lúc tôi nhập diệt, thì có nhiều món âm nhạc tự nhiên kêuvang đủ pháp mầu nhiệm và các vị bồ tát nghe đều tỏ đặng các lẽ huyềndiệu.

16.  Thưa đức Thế Tôn!  Tôi nguyện khi làm bồ tát mà dạo trong cáccõi Phật, xem thấy những thức trang nghiêm, những châu báu, nhữnghình trạng, những xứ sở, và những hạnh nguyện của chư Phật, thì tôiđều cầu đặng thành tựu tất cả.

17.  Tôi nguyện các vị đẳng giác bồ tát đều ở trong cõi tôi mà đợi đếnthời kỳ bổ xứ làm Phật, chớ không thọ sanh các cõi nào khác nữa.  Nếucác vị nào muốn đến cõi khác thành Phật mà hoá độ chúng sanh, thì tùytheo ý nguyện.

18.  Thưa đức Thế Tôn!  Trong khi tôi tu đạo bồ tát, nguyện đặng cõiPhật rất tốt đẹp nhiệm mầu.  Các vị bồ tát phát bồ đề tâm, tu bồ táthạnh, mà đặng bậc bổ xứ thành Phật, đều sanh về trong cõi tôi cả.

19.  Thưa đức Thế Tôn!  Tôi nguyện đặng như vậy, tôi mới thành Phật,guyện ngồi khoanh chân trên tọa kim cang ở dưới cây bồ đề, tronggiây lát chứng thành chánh giác.

20.  Khi thành Phật rồi, tôi biến hoá ra các vị hóa Phật và các vị bồ tát,nhiều như số các sông Hằng, đặng dạo các thế giới mà hóa độ chúngsanh, giảng dạy các pháp nhiệm mầu và khiến cho hết thảy nghe pháprồi đều phát bồ đề tâm, cho đến khi thành đạo cũng không đổi dời tâmtrí.

21.  Khi tôi thành Phật rồi, chúng sanh ở trong các cõi nếu thấy đặngtướng tốt của tôi, hằng in nhớ trong tâm luôn luôn, cho đến khi thànhđạo cũng không quên.

22.  Tôi nguyện chúng sanh trong cõi tôi, người nào cũng đủ căn thântoàn vẹn, không hư thiếu món gì.  Nếu các vị bồ tát muốn xem thấytướng tôi, hoặc nằm, hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc đi, thì đều thấy đặngcả.  Khi thấy rồi, liền phát bồ đề tâm, và lại trong lúc thấy tôi, những sựhoài nghi về đạo pháp tự nhiên hiểu biết đặng cả, không cần đợi tôi giảithuyết nữa.

23.  Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, thì tôi đặng thọ mạng vô cùng vôtận, không kể xiết.  Còn các vị bồ tát trong cõi tôi cũng đặng sống lâunhư vậy.

24.  Trong lúc tôi thành Phật, có vô số bồ tát đủ tướng mạo tỳ kheo,người nào cũng cạo đầu, đắp y, cho đến khi nhập niết bàn thì những tóckhông khi nào để mọc dài, và những y cũng không khi nào đổi bận nhưđồ người thế tục." Đức Bảo Tạng Như Lai nghe mấy lời nguyện rồi, liền thọ ký choVương Chúng Thái Tử rằng: "Hay thay!  Hay thay!  Ngươi là người đại trượng phu, trí tuệ sáng suốt, tỏ biết mọi lẻ, phát nguyện rất lớn và rấtkhó khăn, làm những việc công đức rất rộng sâu, không thể nghĩ bànđặng.  Chính ngươi là bậc trí huệ nhiệmm mầu, mới làm đặng mọi sự nhưvậy.

Bởi ngươi vì hết thảy chúng sanh mà phát thệ nguyện rất nặng lớn vàcầu đặng cõi Phật rất trang nghiêm như thế, nên ta đặt hiệu cho ngươilà: Văn Thù Sư Lợi.  Trải vô lượng hằng sa số kiếp về sau, ngươi sẽthành Phật hiệu là: Phổ Hiền Như Lai ở thế giới rất đẹp đẽ, tên làThanh Tịnh Vô Cấu Bảo Chi, thuộc về bên phương Nam. Tất cả mọi sự trang nghiêm của ngươi ước ao thảy đều thỏa mãn. Này Văn Thù Sư Lợi, từ rày sắp về sau, trải hằng sa kiếp, ngươi tu bồ tát đạo, trồng các căn lành, và tâm trí thanh tịnh.  Ngươi hằng vì chúngsanh mà giáo hóa cho chúng nó đều dẹp trừ được các món tâm bịnh,vậy nên chúng nó đều xưng ngươi là một ông thầy thuốc hay, có mộtmón thuốc thần để chữa lành được bịnh phiền não."

Vương Chúng Thái Tử thưa rằng:"Bạch đức Thế Tôn!  Nếu sự thệnguyện của tôi đặng như lời ngài thọ ký đó, thì tôi xin cả thế giới đềuvang động và các đức Phật mười phương đều thọ ký cho tôi nữa." Vương Chúng Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu lễ Phật, tự nhiên giữahư không có các thứ tiếng âm nhạc vang rền diễn ra các pháp mầunhiệm, và có các thứ bông tươi tốt thơm tho rải xuống như mưa. Các vị bồ tát ở các thế giới khác xem thấy như vậy, liền hỏi các đức Phật rằng:"Do nhân duyên gì mà có điềm lành như thế?"Các đức Phật nói rằng: "Nay chư Phật ở mười phương đều thọ ký choVăn Thù Sư Lợi Bồ Tát sau sẽ thành Phật, nên hiện ra điềm lành ấy"

Vương Chúng Thái Tử thấy vậy, lòng rất vui mừng, liền đảnh lễ Phật,rồi ngồi nghe thuyết pháp.

Từ đó về sau, Vương Chúng Thái Tử mạng chung, sanh ra các thânkhác và đời khác, kiếp nào cũng giữ gìn bản thệ, quyết chí tu hành, họcđạo đại thừa, làm hạnh bồ tát, hóa độ chúng sanh đều thành Phật đạo,mà cầu cho thỏa mãn những sự cầu nguyện của mình.

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 704
Trong tuần: 5112
Lượt truy cập: 1312363

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy