Bài học từ Đại Bàng & Gà

Trong cuộc sống, khi gặp phải những điều mới mẻ, vượt ngoài sự hiểu biết đa phần chúng ta vẫn thường bỏ qua vì nghĩ mình không thể làm được. Chính những suy nghĩ ấy cản trở chúng ta vượt qua những giới hạn của bản thân để bước tới thành công. Câu chuyện về đại bàng và gà dưới đây sẽ là minh chứng cho điều đó.

dai_bang

“Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.

Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.

"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó".

Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao".

Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều đó không thể xảy ra. Cuối cùng đại bàng cũng tin điều đó là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.”

Hình ảnh chú đại bàng trong câu chuyện trên chính là đại diện cho mỗi chúng ta khi đối diện với những thử thách trong cuộc sống. Rõ ràng đại bàng có thể bay nhưng vì những lời xì xào bàn tán của những con gà kia và vì không tin vào chính mình nên đại bàng đã phải sống trong cuộc đời của một con gà.

Mỗi con người khi sinh ra đều là những chú đại bàng, nhưng chỉ một số ít sống trọn cuộc đời của đại bàng, còn hầu hết mọi người đều an phận làm một chú gà. Đó là vì bạn đã tin rằng bạn chỉ là một người tầm thường và bạn sẽ sống một cuộc đời vô vị như chính bạn đã tin.

ga

"Gà nhà khác đại bàng ra sao?

1. Ăn uống

- Gà: Phụ thuộc người cho ăn. Sáng trưa chiều luôn được cho ăn. Không lo bị đói. Cái này gọi là ”sướng, nhàn, ổn định”.

- Đại bàng: Tự thân vận động, chả phụ thuộc ai. Sáng sớm chưa biết hôm nay sẽ ăn được gì. Bắt đầu đánh cược với mưu sinh. Có bữa bắt được con mồi to, ăn muốn lòi họng. Cũng có bữa đói xanh mặt.

2. Chỗ ở

- Gà: Được cung cấp chỗ che mưa che nắng, thích thú với chuồng đẹp, chuồng to hơn. Sáng thức dậy ra khỏi chuồng đi vòng vòng, chạng vạng là vô lại ngủ. Cái ngày gà gọi là “an cư lạc nghiệp”.

- Đại bàng: không nơi đâu là nhà. Nay sống hẻm núi này, mai sống ở vực sâu kia, mốt ở đại ngàn nọ. Không thích sống cố định 1 nơi. Ưa bấp bênh, sống một đời phóng khoáng, tự do.

3. Địa bàn cư trú

- Gà: gà nghèo thì ở cái chuồng nhỏ, giàu thì ở cái trang trại lớn hơn tí xíu, nhưng luôn có lưới rào. Khi mưa gió vào chuồng ngay. Nửa đêm có khi bị tóm bởi bọn trộm gà.

- Đại bàng: mênh mông, không có giới hạn về địa lý. Khi có giông bão, lập tức bay ra kiếm mồi vì đây là lúc dễ kiếm nhất. Chưa có khái niệm “trộm đại bàng”.

4. Rủi ro:

- Gà: Gà có giá trị sử dụng như đồng hồ báo thức, đẻ trứng, truyền giống, cung cấp thực phẩm. Chủ cải thiện đời sống hay có khách tới chơi là vặt lông làm thịt. Kẹt tiền là bị cột chân ra chợ trao đổi hàng hoá. Khi đạt trọng lượng cơ thể max là lúc chuẩn bị khoả thân nằm bên cạnh đĩa muối lá chanh rau răm. Khoả thân mà miệng phải ngậm hoa hồng.

- Đại bàng: buộc phải lao động, nếu không sẽ bị đào thải. Nếu kém cỏi, phán đoán kém, ít kinh nghiệm sẽ bị súng săn pằng pằng. Nếu kiếm mồi dở sẽ bị đói giơ xương. Cuối đời là bỏ xác giữa một nơi nào đó giữa đại ngàn, sau mấy chục năm tung cánh.

5. Tính cộng đồng

- Gà luôn ồn ào, con đực gáy, con mái cục tác, lúc nào cũng đông vui. Gia tộc, bạn bè xúm xít chè chén quanh đĩa thức ăn, bàn chuyện thời sự về mấy con gà hàng xóm. Nghĩ chuyện cơ bản như tranh ăn, tranh giành quyền xxx (đạp mái) cả ngày. Lúc nào cũng kèn cựa, tức tối vì con kia gáy hay cục tác to hơn (gà tức nhau tiếng gáy). Nóng máu đòi quánh nhau, chủ nó thấy có “tố chất” bèn bồi dưỡng thành “gà đá”.

- Đại bàng lúc nào cũng lặng lẽ. Cô độc. Mốt bây giờ gọi là nỗi cô đơn thượng lưu...

P/S: Rất nhiều bạn trẻ 9x đời cuối (95-96-97), học xong ĐH, bạn chọn gap year. Không có đồng nào, có bữa đi xin cơm chay để ăn, phụ dọn dẹp quán ăn để xin chén cơm qua ngày. Bạn chấp nhận sáng nay ngủ dậy, phải suy nghĩ lao ra đường làm gì ở đâu để kiếm cơm, kiếm tiền. Kiếm được tiền thì bạn đi chơi tiếp. Nay đi tỉnh A xin làm farm 1 tháng rồi có tiền đi tiếp qua tỉnh B làm bồi bàn, kiếm tiền đi tiếp qua tỉnh C, bán vé số có tiền đi tiếp qua tỉnh D, rồi xuất ngoại....

Giới trẻ thế giới, khoảng 18 tuổi trở lên là bắt đầu có GAP YEAR, WORKING HOLIDAY khoảng 1 năm như vậy, để tích luỹ trải nghiệm và street smart (sự thông minh đường phố). Rồi sau 1 năm, họ mới biết đam mê, sứ mệnh, thế mạnh,...và theo đuổi 1 con đường nghề nghiệp (career path) nào đó. Ở Việt Nam, bắt đầu có 1 nhóm các bạn trẻ cũng tiệm cận được những giá trị này, rất thú vị. Nhưng đều là những bạn trẻ tự lập và tự tin, tự làm thêm kiếm tiền từ năm 18 tuổi, muốn học ĐH gì thì học, muốn đi đâu làm gì thì chỉ thông báo chứ không xin phép gia đình. Còn nhóm mấy đứa tào lao, mấy năm ĐH phải ngửa tay xin tiền cha mẹ thì không thể có năng lực này. Đời họ là đời gà, cần người cho ăn, sắp xếp mọi thứ. Sự thụ động chiếm hết 99.99% bộ não, nên năng lực tự nghĩ, tự quyết, tự lập không có, nên mơ ước cho vui vậy thôi chứ sao thành hiện thực được. Chắc chắn là không thể, đừng nói chuyện start-up hay leadership này nọ với họ. Họ không thể làm được chuyện kiếm cơm và kiếm tiền cho mình thì sao mà quản lý lãnh đạo được. Thân mình lo không xong thì sao lo miếng cơm của muôn người?

Nếu một sinh viên cho rằng mình bận việc học, không thể đi làm thêm được, thì đầu óc đó không nên đi học. Họ không đủ năng lực sắp xếp thời gian. Cuộc sống muôn màu nên não tốt là não có năng lực đa nhiệm, chứ đâu có mỗi 1 việc mà làm cả ngày? Đầu óc lèo tèo, học chỉ tốn công xã hội rồi cũng thất nghiệp hay phải hạ mình quỵ luỵ xin người bố trí công việc mà thôi.

Các bạn nên hạn chế với thanh niên dở. Thanh niên dở là 18+ ai còn cầm tiền từ cha mẹ. Vì không được kích hoạt não lẫn chân tay để làm ra tiền đủ kiếm cơm bỏ vô bụng, nên họ rất tào lao. Không có trải nghiệm và thực tế nên suy nghĩ 99.99% sai mà cứ nghĩ mình đúng, cái tôi lớn, kém thích nghi, góc nhìn rất nhỏ, hẹp, lợi ích con con, hài lòng với những thứ bé nhỏ có sẵn mà thôi. Và đọc bài viết như thế này, nghĩ là chửi mình, bắt đầu ghét, phản đối...vì tự ái, tức muốn người khác tôn trọng mà thật ra chẳng có giá trị gì thật sự để người khác tôn trọng, nên thường sẽ tự ái hoặc nổ, gáy, chém gió. Chỉ mong mình có chút giá trị, chút được thừa nhận mà thôi.

Dù là gà thả vườn hay gà công nghiệp, cũng chỉ là đời gà.

P/S: Bạn là gà, hay đại bàng, không phải do gene, mà là do lựa chọn. Bạn lựa chọn đại bàng, thì tự khắc sẽ mọc thêm đôi cánh, và bạn tập bay, tập tự lập đi.

Nếu bạn chọn làm đại bàng, hãy thử đổi hình banner trên Facebook và chân lý là "tôi chọn sự vĩ đại". Một khi đã chọn sự vĩ đại, sẽ không chấp nhặt suy nghĩ và hành động của bọn gà."

Sưu tầm

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 22
Trong ngày: 720
Trong tuần: 5201
Lượt truy cập: 1354194

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy