Lễ hội bà chúa Xứ

 

 

 

 

 

Hiện nay, lễ hội Bà Chúa Xứ là 1 trong 115 lễ hội quốc gia.

 

Diễn ra vào ngày 24-4 âm lịch hàng năm, bao gồm các lễ:
Lễ Mộc Dục (lễ tắm bà) diễn ra vào 12h khuya ngày 23-4, một tấm màn giăng ngang che kín tượng bà và hai phụ nữ được lựa chọn trước để vào tắm và thay y phục, phía ngoài là hàng trăm người đang quỳ làm lễ tay mỗi người đều cầm bông huệ trắng, nước tắm cho bà được nấu với quế và hương hoa sau khi tắm bà xong sẽ được phân phát cho khách trảy hội uống lấy phước đến nay hiện tượng này không còn nữa. Cũng vậy bộ y phục cũ của bà sẽ được cắt thành từng mảnh nhỏ phân phát cho mọi người để làm một thứ bùa hộ mệnh quý giá.
Lễ Túc Yết: Ngày 25 tháng 4 âm lịch 4 giờ chiều lễ thỉnh sắc phong cho bà rước từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà. Đoàn người rước được sắp xếp theo thứ tự với nghi trượng nghi vật rình rang và có đốt pháo múa lân. 12 giờ khuya lễ yết mời bà về dự lễ tiếp theo là lễ xây chầu (hát bội) với các nghi thức sau: trước hết chánh bái (người chủ trì cuộc lễ) dâng theo (tượng trưng bằng một đĩa huyết và một ít lông heo), sau đó dâng hương và rượu rồi đọc văn tế cuối cùng tiếp hai tuần rượu một tuần trà – tiếp theo chánh bái ca công (đại điện đoàn hát bội) bước vào làm lễ tay cầm nhánh dương vừa rải nước vừa đọc:


“Nhất sái thiên thanh
Nhị sái địa minh
Tam sái nhân trường 

Tứ sái qủy diệt hình”

12342707_485055681668201_7664029460291705241_n.jpg

 

Sau cùng là Lễ Xây Chầu. Ông Chánh Bái ca công niệm hương rồi nhúng cành dương vào tô nước vừa rải vừa đọc bài bái tế. Đọc xong ông đánh ba hồi trống và hô to: ca công tiếp giá. Lập tức chiêng trống nổi lên đoàn hát bội bắt đầu phục vụ.
Lễ Chánh Tế tiến hành lúc 4h sáng 27/4 âl, các nghi thức và vật phẩm cũng giống như túc yết, chiều ngày 27 vào lúc 6h ban quản trị tổ chức lễ hồi sắc để đưa linh vị trở về lăng miếu, chấm dứt các nghi thức “vía Bà”.
Miếu bà Chúa Xứ qua nhiều lần trùng tu ngày nay xứng đáng là một di tích nằm trong một thắng cảnh mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế hàng ngày không ngớt khách hành hương trong và ngoài nước lui tới viếng, là niềm tự hào cho dân bản xứ.
Yếu tố độc đáo ấy còn chi phối toàn bộ suy nghĩ của chúng ta về những truyền thuyết quanh sự hiện diện của bà.
Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương. Đến với lễ hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc, gia đình đầm ấm; Tại đây còn có tục “vay tiền bà” vẫn còn, nên hiện nay mỗi năm tiền khoảng 10tỉ/năm; thì tiền này sẽ được dùng vào việc xây dựng, tôn tạo kiến trúc; hoặc là mở đường từ thị xã Châu Đốc vào đây. Có người nói đùa: Bà là người phụ nữ kinh doanh giỏi nhất ở Nam Bộ.
Đồng thời họ có dịp để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An Giang.
Diễn tiến lễ hội: ngày 24 tháng 4 âm lịch đúng 12 giờ khuya tiến hành lam lễ mộc dục (lễ tắm bà)
Chùa Tam Bửu
Chùa Tam Bửu do ông Ngô Tư Lợi xây dựng ngày 26.06.1882. ông Ngô Tư Lợi là một sĩ phu yêu nước của phong trào Cần Vương bị thực dân Pháp truy nã từ Mỹ Tho về Ba Chúc dựng chùa tu hành để che mắt giặc. Cũng như chùa Phi Lai, chùa Tam Bửu là tổ đình của đạo Hiếu Nghĩa, nơi đây còn lưu giữ được “Long Đình” vật gia bảo của đạo còn truyền đến ngày nay, nó rất có giá trị về nghệ thuật.
Vào cuối tháng 3.1978, khi bọn Pôn Pốt xâm lấn qua biên giới, nhân dân khắp nơi trong xã thường chạy vào chùa trú ẩn. Ngày 17.04.1978 (ngày rằm tháng 3 âm lịch) quân Pôn Pốt bắn pháo vào hậu liêu của chùa, một mảnh tường bị sụp đổ, những người trú ẩn tại đây vừa bị thương vừa bị tường đè tiếng kêu la thảm thiết, máu loang đầy nền chùa, 40 người chết, 20 người bị thương nằm chồng chất lên nhau.
Đến ngày 18.04.1978, quân Pôn Pốt tràn vào chùa Tam Bửu bắt hơn 800 người đem ra khỏi chùa tước hết đồ đạc, rồi phân ra nam theo nam nữ theo nữ. Nam đưa về hướng cánh đồng Cầu Sắt- Vĩnh Thông, Giồng ông Tướng, nữ đi về hướng Kinh 5 xã và các nơi khác. Trong chùa còn lại 4 người già yếu, bệnh tật đi không nổi, chúng lôi vào nhà khách bắn chết, sau đó đốt chùa.
Riêng 800 người bị bắt dẫn đi chỉ còn 2 người sống sót trở về, còn bao nhiêu bị chúng giết hết.
Chùa Phi Lai
Chùa Phi Lai nằm đối diện chùa Tam Bửu, cách núi Tượng 200m về hướng Đông. Chùa được tín đồ Hiếu Nghĩa dựng nên vào ngày 19.01.1877.
Vào những ngày quân Pôn Pốt đánh phá ác liệt vào xã Ba Chúc, nhân dân trong vùng chạy vào chùa Phi Lai để tránh đạn pháo 3 giờ chiều ngày 18.04.1978 (16.03 âm lịch), quân Pôn Pốt tràn vào chùa Phi Lai và miễu An Định, chúng bắn bừa bãi tung lựu đạn giết trên 80 người. Những người còn sống sót chạy ra cửa chúng dùng cây đập đầu hoặc bắn chết trên 100 người nữa, xác nằm ngổn ngang xung quanh chùa. Riêng ở dưới bàn thờ Phật có 40 người đang ẩn trú. Bọn chúng dùng lựu đạn ném vào làm chết 39 người. Còn lại một phụ nữ nằm trong góc được sống sót. Hiện nay hầm còn dấu vết vụ thảm sát ấy.
Sau ngày 30.04.1978 những người còn sống sót trở về tìm lại thân nhân mình, đã nhìn thấy nhiều bàn tay máu trên vách tường, hành lang chùa Phi Lai, mà nhiều nhất là các bàn tay máu của trẻ em. Phía bên tri trong chùa có một vòng máu búng lên tường cao 4m, bên phải có một đường dài 7m, cao 0.6m. Phía trước chánh điện máu và nước văng cao 0.2cm. Bà con xã Ba Chúc đã gánh trên 80 đôi nước để dội rửa.
Các đội chữ thập đỏ lo thu gom xác người chết đốt lấy cốt tốn nhiều ngày mới hết. Chùa Phi Lai ngày nay còn giữ nguyên các dấu vết tội ác này
Vụ thảm sát của Pôn Pốt trên đất Việt Nam
Có một địa chỉ ghi dấu những tội ác kinh hoàng của Pôn Pốt tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tại đây vẫn còn một khu nhà mồ tập thể chứa đựng 1.159 bộ xương cốt của những thường dân vô tội bị quân Pôn Pốt tàn sát.
Ngày kinh hoàng
Cách biên giới Việt Nam – Campuchia 7 km theo đường chim bay, Ba Chúc là xã có địa hình bán sơn địa, toạ lạc giữa 2 ngọn núi lớn có tên núi Tượng và núi Dài Lớn (còn gọi là Ngoạ Long Sơn). “Ngày vui hôm đó cũng là ngày đại tang ở Ba Chúc”.
Dòng họ của tôi đã bị giặc Pôn Pốt giết hại trên trăm người, riêng gia đình tôi, từ cha mẹ, chồng con, anh chị em ruột là 37 người…” – Tội ác của nạn diệt chủng bị bánh xe của quá khứ lăn qua đã hơn 30 năm, nhưng trong câu chuyện kể của bà Huỳnh Thị Nga, ấp An Định, một trong những nhân chứng sống của nạn diệt chủng, chúng tôi đọc được sự kinh hoàng đến ám ảnh trong từng giọng nói đứt quãng và những dòng nước mắt tuôn trào trên gương mặt nhăn nheo của bà.
Những ngày tháng 4/1978, cùng nhân dân cả nước, nhân dân Ba Chúc long trọng chuẩn bị làm lễ kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thì cũng là ngày mà bè lũ Pôn Pốt vô cớ xua quân tấn công vào 8 tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam, trong đó có An Giang và Ba Chúc là nơi chúng tập trung đánh phá, giết chóc nặng nề, tàn ác nhất.
Cao điểm của cuộc thảm sát bắt đầu từ ngày 15/4/1978, quân Pôn Pốt đã “nã” vào Ba Chúc mỗi ngày trên 1.000 quả pháo, có lúc lên đến 2.000 quả.
Đại bộ phận nhân dân xã Ba Chúc được sự giúp đỡ của chính quyền và bộ đội đã được đưa về nơi an toàn, còn một bộ phận vì lý do nào đó chưa kịp đi và đây chính là nguyên nhân mà nhiều thường dân đã bị thảm sát.
Sáng 18/4/1978, sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ của dân quân du kích xã Ba Chúc tại núi Tượng, quân Pôn Pốt tràn vào Ba Chúc.
Trong 11 ngày đêm chiếm đóng (18/4 đến 30/4/1978), đám quân diệt chủng đã dìm người dân Ba Chúc trong biển máu bằng vô số màn giết người dã man chẳng khác gì thời trung cổ: Bắn người tập thể, cắt cổ, dùng dao, búa, xẻng đập đầu; xé trẻ em làm hai hoặc nắm hai chân đập đầu vào gốc cây, vách tường, bờ đất hay quẳng lên không rồi giương lưỡi lê đâm lòi ruột.
Đối với phụ nữ, chúng bắt lột quần áo, hãm hiếp tập thể, xẻo vú, dùng cây tầm vông, cọc trâm bầu, cán búa thọc hoặc nhét đá, đất, lá cây vào cửa mình cho đến chết…
Cùng với việc diệt chủng, đám quân bạo ác triệt để thực hiện khẩu hiệu “Đốt sạch, phá sạch”. Đi đến đâu, chúng cuớp bóc tài sản đến đó và vận chuyển về bên kia biên giới. Thứ nào không lấy đi được thì chúng phá huỷ, đốt sạch, từ nhà dân đến các công trình công cộng. Sau cuộc thảm sát, không một ngôi nhà nào ở Ba Chúc còn nguyên vẹn.
Nơi ghi hằn tội ác

Chùa Tam Bửu
Chùa Tam Bửu do ông Ngô Tư Lợi, một sỹ phu yêu nước của phong trào Cần Vương xây dựng để tu hành vào năm 1882 nhằm che mắt giặc. Ngày 17/4/1978, quân Pôn Pốt bắn pháo vào hậu liêu của chùa, làm 40 người bị chết và 20 người bị thương nằm chất chồng lên nhau.
Một ngày sau, bè lũ diệt chủng tràn vào bắt hơn 800 người dân đem ra khỏi chùa tàn sát và chỉ có một người sống sót. Cùng ngày, đối diện chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai được dựng lên vào năm 1877 cũng bị quân diệt chủng tràn vào xả súng, tung lựu đạn giết chết trên 80 người.

Tội ác của bọn diệt chủng
Những người sống sót chạy ra bị chúng dùng cây đập đầu và xả súng khiến hơn 100 người nữa mất mạng. Riêng dưới bàn thờ Phật có 40 người đang ẩn trốn đã bị chúng tung lựu đạn làm chết 39 người… Sau ngày 30/4/1978, những người sống sót trở về đã nhìn thấy phía trước chánh điện, máu người ngập ngụa.
Ngày 18/4/1978, khi quân Pôn Pốt tràn vào, một bộ phận nhân dân Ba Chúc rút chạy không kịp nên kéo nhau lên núi Tượng ẩn nấp vào các hang đá để tránh sự tàn sát của kẻ thù. Nhưng qua 11 ngày đêm chiếm đóng, bọn man rợ đã lùng sục và tàn sát gần hết số bà con trốn trong các hang đá trên núi.
Tại hang Vồ đá dựng (trước miệng hang có một tảng đá dựng thẳng, muốn vào hang, người ta phải leo lên tảng đá mới vào được nên gọi là vồ đá dựng), đã xảy ra câu chuỵên thương tâm: Vào những ngày quân Pôn Pốt chiếm đóng Ba Chúc, có 72 con người kéo lên đây, trong đó có 4 trẻ em.
Do ở trong hang lâu ngày thiếu ăn, khát nước, ngột ngạt, bệnh hoạn nên các em la khóc suốt ngày. Ngày 29/4, một tên nữ Pôn Pốt đi do thám và nghe tiếng trẻ em khóc đã chạy đi báo cáo. Trước nguy cơ bị tàn sát, bà con quyết định hy sinh tính mạng các cháu để cứu tất cả mọi người.
Tại hang cây da (trước miệng hang có một cây da lớn) có 17 người lẩn trốn. Bọn Pôn Pốt lùng sục được đã xả súng bắn chết 14 người, sau đó chúng hãm hiếp một chị tên Chuột rồi lấy cây đâm vào cửa mình chị cho đến chết.
Tại hang Ba Lê, có gần 50 người bị thảm sát. Hang này trước không có tên nhưng sau vụ cha mẹ, vợ con, anh em, dòng họ của anh Nguyễn Văn Lê bị quân Pôn Pốt thảm sát, chỉ có một mình anh Lê, con thứ 3 trong gia đình sống sót nên sau đó, mọi người đã gọi là hang Ba Lê.
Tại Cầu Sắt – Vĩnh Thông (cầu do Pháp xây dựng năm 1920), từ ngày 18/4 đến ngày 30/4/1978, bọn Pôn Pốt đã lùa dân ra đây tàn sát trên 300 người. Tại Giồng Ông Tướng và khu nhị tỳ nằm dưới chân núi Tượng, đã có trên 100 người bị quân Pôn Pốt tàn sát…
Những địa điểm trên là những nơi ghi hằn tội ác man rợ mà bọn diệt chủng Pôn Pốt Iêng-Xary gây ra trên đất Việt Nam – Một dân tộc, một đất nước luôn đối với nhân dân Campuchia anh em bằng tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu chống đế quốc xâm lược.
Bản cáo trạng ngàn đời
Sau khi đánh đuổi bè lũ diệt chủng về bên kia biên giới, lúc này, việc gom xác người chết mới được tiến hành. Hài cốt được gom lại thành từng cụm. Ba Chúc trước thảm doạ diệt chủng có trên 15.000 dân nhưng sau thảm hoạ thì vắng hoe.
Vì ám ảnh bởi nạn diệt chủng nên sau khi sơ tán, lúc bình yên đã trở lại, nhiều người vẫn không dám về. Một năm sau, mảnh đất Ba Chúc vẫn lạnh lẽ…

Nhà mồ Ba Chúc – Bản cáo trạng ngàn đời
Theo tài liệu của Uỷ ban Trung ương điều tra tội ác chiến tranh ngày 30/7/1978 đã cho biết số liệu về tội ác diệt chủng của giặc Pôn Pốt gây ra cho nhân dân Ba Chúc: 3.157 người bị sát hại. Trên 100 hộ bị giết sạch không người sống sót, hơn 200 người chết và bị thương, cụt tay chân do đạp nhằm mìn và lựu đạn của quân Pôn Pốt gài lại.
Họ Hà trước là một dòng tộc lớn bị giết hại hoàn toàn. Có 2.840 căn nhà bị đốt cháy hoặc phá hủy, toàn bộ cơ sở vật chất, kho tàng, công trình công cộng bị tàn phá 100%, 24 chùa am lớn nhỏ của đạo Hiếu Nghĩa bị phá huỷ và hư hại, 4 điểm trường học và một trạm xá bị tàn phá.
Để giáo dục ý chí căm thù, đề cao cảnh giác, đồng thời tố cáo tội ác của bè lũ diệt chủng Pôn Pốt cho nhân dân trong nước và thế giới biết đến, năm 1979, chính quyền tỉnh An Giang đã cho xây dựng khu Chứng tích tội ác giữa chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu trên diện tích 3.000 m2 thuộc ấp An Định.
Khu chứng tích này gồm 7 hạng mục công trình: Vòng rào, nhà mồ, bia căm thù, nhà thuỷ tạ, hồ sen, nhà tiếp khách. Trong các công trình trên, nhà mồ là công trình chính, có hình dạng lục giác, mỗi góc là một trụ cột đỡ mái nóc nhà bằng hình tượng bàn tay cầm chuôi kiếm đẫm máu giương thẳng thể hiện ý chí căm thù.
Chính giữa nhà mồ là khung hộp kính tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1.159 xương cốt của những thường dân vô tội bị giặc Pôn Pốt thảm sát. Hàng năm, vào những ngày giỗ những người đã chết, nhân dân xã Ba Chúc tập trung tại nhà mồ cúng tế và gọi đây là Ngày giỗ hội căm thù.
Khu Nhà mồ Ba Chúc được Nhà nước ta công nhận là Di tích căm thù theo quyết định của Bộ Văn hóa Thông tin vào ngày 10/7/1980. Vì có nhiều điểm thảm sát nên chỉ phát bằng công nhận cho 3 điểm tiêu biểu là nhà mồ, chùa Tam Bửu và miếu An Định (tức chùa Phi Lai).
Khu Nhà mồ Ba Chúc là bản cáo trạng, là chứng tích tội ác trời không dung, đất không tha của bọn diệt chủng Pôn Pốt, là một di chúc nhắc nhở mọi người ý thức cảnh giác và là vành tang chung cho dân tộc Việt Nam và cả những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 757
Trong tuần: 5160
Lượt truy cập: 1317156

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy