Miếu Võ Quốc Công ở Gò Công - Tiền Giang

 

 

 

 

 

Giá trị văn hóa của Miếu Võ Quốc Công tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

Những năm gần đây, nhiều lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa được phục hồi đã góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Như nhiều địa phương khác, nhân dân ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng Miếu thờ Võ Quốc Công Hầu từ năm 1801 khi Ông tuẫn tiết theo thành Bình Định do không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân thù.

Theo sách Đại Nam Chánh Biên liệt truyện sơ tập ghi lại, Võ Tánh sinh năm 1768 ở làng phước An, tổng Thanh Tụy Hạ, tỉnh Biên Hòa, sau di cư về huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Từ năm 1783 đến 1788, ông dấy binh ở Phù Viên sau về Gò Tre, huyện Kiến Hòa, dinh Tấn Định (nay là ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Ông chiêu mộ nghĩa binh, khai phá đất đai, mở mang ruộng đất, tích lũy quân lương và dần thâu phục lục tỉnh, đánh lấy thành Sài Gòn, rồi kéo binh ra miền Trung hạ thành Bình Định. Ông trấn thủ 3 năm, nhưng do lương thực không đủ chiến đấu, ngày 7/7/1801 (tức 27/5 năm Tân Dậu) do biết thành Bình Định sẽ lọt vào tay quân địch, Võ Tánh đã tự thiêu tại lầu Bát Giát kết liễu một cuộc đời oanh liệt, vì nước quên thân.

Năm 1802 Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu Gia Long, truy tặng Ông là Dực Vận Công Thần Thái úy Quốc Công. Năm 1831, vua Minh Mạng truy phong Ông là Hoài Quốc Công. Ông Lê Quang Liêm, Đốc phủ sứ hối hưu về Gò Công gia nhập nghĩa hội đứng xin sắc thần triều đình Huế phong cho Ông là thượng Đẳng thần.

Năm 1956, nhân dân Gò Công đã xây dựng lại Miếu Võ Quốc Công khang trang và lấy ngày 11-12 tháng 2 hàng năm để tổ chức lễ hội, dâng hương hoa, đồ vật tiến cúng Ông với một nghi thức thịnh soạn, linh đình từ 9 giờ tối ngày 11 đến 12 giờ ngày 12. Ngoài phần lễ, sân khấu hát bội và nhạc lễ cũng được thể hiện rầm rộ từ đêm đến sáng. Không chỉ có người dân trong vùng mà còn có nhiều người vùng khác cũng kéo về chơi hội khấn khởi, sùng kính, ai ai cũng đặt niềm tin vào sự che chở bảo hộ của Ông.

 

Miếu Võ Quốc Công tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

Vì những giá trị văn hóa, lịch sử như đã nêu, ngày 25/7/2005 Ủy Ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã có Quyết định số 2699/2005/QĐ-UBND công nhận Miếu Võ Quốc Công là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Kể từ khi được công nhận là di tích cấp tỉnh, sinh hoạt tại Miếu Võ Quốc Công đã có nhiều thay đổi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của nhân dân. Để Miếu Võ Quốc Công tiếp tục được gìn giữ và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa, thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa, xin kiến nghị thực hiện tốt một số giải pháp cụ thể như sau:

Một là, có nghiên cứu, khảo sát và đánh giá cụ thể, sâu sắc hơn về những giá trị lịch sử - văn hóa của Miếu Võ Quốc Công;

Hai là, tuyên truyền, giáo dục về truyền thống, giá trị lịch sử - văn hóa của Miếu Võ Quốc Công đối với lớp trẻ, lãnh đạo, nhân dân trong khu vực để có nhận thức đúng về giá trị di tích và có những hoạt động tích cực để bảo tồn, phát huy giá trị của Miếu, thu hút sự quan tâm, tham quan du lịch của cộng đồng.

Ba là, đổi mới hoạt động của Hội đồng khánh tiết để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của nhân dân trong việc tổ chức các hoạt động tại Miếu, tránh áp đặt, hiện đại hóa một cách tùy tiện dẫn đến phá di tích gốc, vi phạm Luật Di sản văn hóa.

Bốn là, trong tổ chức phần hội cần có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, trong cái hiện đại phải có cái truyền thống và trong cái truyền thống phải có tính hiện đại; cần đề cao tính biểu tượng, biểu trưng, tính thiêng, vốn là những nội dung làm nên bản sắc của lễ hội; tôn trọng tính mô thức của diễn trình nghi lễ và vai trò chủ thể văn hóa của nhân dân.

 

Ngoài ra, để hình dung hiện trạng miếu Võ Quốc Công như thế nào, không gì bằng cùng tui tới Gò Công tham quan, hoặc xem qua một số ảnh tui mới chụp tháng 1/2016

 

 

Miếu Võ Quốc Công - tháng 1/2016

 

 

Nhà hội, bên cạnh miếu Võ Quốc Công. Nơi tụ họp khi có dịp lễ ở miếu.

 

 

Bên trong nhà hội

 

 

Một góc nhà hội.

 

Tui chỉ đăng những hình ảnh mình chụp được thôi, không nhận xét hay bình luận gì hết, phần đó xin nhường cho người xem.

(Ghi chú: bên kia đường, đối diện với miếu là Trung tâm Văn hóa xã, chỗ đó khang trang lắm!)

 

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 692
Trong tuần: 5157
Lượt truy cập: 1347685

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy