Một số hỏi đáp của Thầy-Trò về kiến thức du lịch

 

 

Bạn Minh Lê hỏi: Thầy ơi cho em hỏi, Chùa mộtcột được xây dựng trong hòan cảnh nào dưới thời vua nào ? Em cảm ơn thầy rất nhiều

Trả lời: Chào bạn Minh Lê, mình đã nhận câu hỏi của bạn lâu nhưng chưa có thời gian trả lời, mong bạn đừng buồn, có thể thông tin tôi trả lời đã muộn với sự cần thiết của bạn, Tuy nhiên câu hỏi của bạn rất hay, tôi xin mạn phép vắn tắt nội dung để trả lời cho bạn như  sau:

Chùa một cột hay còn gọi là Chùa Nhất trụ- Chùa Diên Hựu – Liên Hoa đài là một. được xây dựng ngay kinh thành thăng Long xưa.  được xây dựng dưới thời nhà Lý năm 1049. Còn được gọi là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam, tại window of the  world (cửa sổ thế giới) ở  Thẩm Quyến TRung Quốc. Chùa một cột là   đại diện duy nhất cho kiến trúc VIệt nam.

Trong dân gian có tư liệu lịch sử có hai ý kiến nói về việc xây dựng chùa một cột

Chùa một cột

Ý kiến thứ nhất được ghi trongchính sử là tháng 10 năm kỷ sửu vua lý Phật Mã nằm mơ thấy quan Âm trên tòa sen đưa tay đắt vua lên tòa sen. Khi tỉnh dậy, vua kể lại sự tình cho các quan nghe, có người cho là điểm dữ  nên khuyên vua xây chùa dựng cột đá giữa hồ, làm tòa sen của phật quan âm như đã mơ thấy. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ tòa phật sắc hồng, trong tượng phật vàng lấp lánh, Các nhà sư đến làm lễ đi vòng quoanh chùa niệm phật tụng kinh cầu chúc cho nhà vua sống lâu trăm tuổi, nên chùa này có tên là chùa Diên Hựu vậy.

Ý kiến thứ hai được thể hiện trong bie dựng năm thứ 3 cảnh trị do hòa thượng Lê tất Đạt viết, theo đó chùa được dựng từ thời thuộc Đường, Bài văn bia cho biết, năm đầu niên hiệu hàm thông thời đường.. dựng cột đá giữa hồ trên cột xây một tòa lầu ngọc trong đó đặt tượng phật quan âm để thờ cúng

Vua Lý thánh tông khi đó chưa có con, thường đến cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy quan âm mời kên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. tháng đó hòang hậu có mang và sanh một hòang tử. Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên hựu ở bên phải chùa một cột để mở rộng việc thờ  cúng.

Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu, nhắc lại ở đây một thời đã có một cụm kiến trúc độc đáo.

Ở Miến nam cũng có một ngôi chùa tương tự và là bản sao của Chùa một cột tọalạc tại Quận Thủ đức Nam Thiên Nhất Trụ là ngôi chùa Một Cột được nhiều người biết đến không những bởi kiến trúc độc đáo mà còn là nơi lui tới của nhiều chư tăng phật tử ở phương Nam.1958. Chùa do kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức thiết kế .

HTT

==========================================================

Ngọc Loan hỏi: Thầy ơi, khi đi Huế em nghe hướng dẫn thuyết minh về minh đường, vậy Minh đường là gì vậy thầy, nó có ý nghĩa như thế nào a? thanks thầy

Trả lời: Cảm ơn bạn, vấn đề này cũng nhiều người thắc mắc hay hỏi, Trong Phong thủy người ta gọi mảnh đất trống trước cửa tòa dinh thự cung vua hay nhà … là Minh đường. Thực ra minh đường cũng giống như  cái trán của chúng ta, hay còn gọi là ấn đường

Có minh đường rộng thì làm ăn phát đạt, cái trán rộng thì thông minh đó thôi. cái này nói qua tướng mệnh học chút xíu để liên tưởng về Phong Thủy Minh Đường. Đối với các nhà cửa hay khu quần thể di tích huế bạn có thể thấy. Người ta xem minh đường rất quan trọng. Minh đường có vị trí rất quan trọng bởi lẽ nó chính là nơi đón khí vào, khí tụ lại tại minh đường trước khi vào nhà. Nếu không có minh đường, khí sẽ khó có thể tụ lại, khí không tụ lại thì không phải là cát khí

Cũng có thế minh đường là một hồ nước bởi khí gặp nước thì tụ lại, chính vì thế minh đường là hồ nước được ưa dùng hơn. Mặt khác, Phong Thuỷ truyền thống cũng rất coi trọng thế tựa núi nhìn sông. Và như thế một hồ nước đáp ứng được cả hai yêu cầu trên. Trong các công trình chùa triền, đình miếu, chúng ta dễ dàng bắt gặp một hồ nước làm minh đường ngay trước cửa của mỗi công trình.

Sẵn nói thì nói luôn, Sân bay Tân sơn Nhất được xây dựng và hòan thành vào cuối năm 2009 có thể nói công trình lớn từ nguồn vốn ODA nhật bản, là bộ mặt, và là niệm tự hào hãnh diện  của cả  nước vậy mà nhìn bối cảnh phong thủy bố trí không khoa học chút xíu nào. Cứ thử một lần bạn đến sân bay thì để ý nếu du khách vừa bước ra sân bay nhìn ra phúa trước khỏang 40m sẽ thấy Minh đường trấn ngay chính giữa cửa ngõ không phải là 1 cái ao sen thóang đãng, cũng không phải là 1 hàng cây mà chính là…………….. cái “toilet” dành riêng cho tài xế (vì nơi đây là bãi đỗ xe).

Nếu xét về thẩm mỹ thì rõ ràng không thẩm mỹ chút xíu nào, khi một sân bay rất đẹp lại có cái toilet nằm ngay giữa sân trước mặt,  xưa nay hiếm có ai xây nhà đẹp mà bố trí cái toilet ngay trước cửa nhà hết.

Nếu nói sự tiện dụng thì sao ko bố trí cái toilet này sang 1 góc bên phải hay trái dưới gầm cầu vượt  sẽ thẩm mỹ và kín đáo hơn ? mát mẻ và tiện cho cánh tài xế có nơi nghỉ ngơi trong lúc chờ đón khách.

Còn xét về phong thủy thì hòan tòan là sai lầm, với cách bố trí ngọai cảnh của sân bay như hiện nay, từ toilet đến lối đi bộ bãi gửi xe v.v.. khiến nhiều người rất khó khăn khi đi từ ngòai vào bên trong sân bay vậy.

Nói tóm lại Minh đường là khoảng đất, khoảng sân trống ở trước cửa

HTT

=====================================================

Tuấn Hưng hỏi: thưa thầy, em muốn hỏi muốn huỷ tour thi báo trước mấy ngày?, sau mấy ngày thì không được hoàn tiền? những hành lí nào mình không được mang theo? đây là tour đi hanoi 7 ngày bằng xe

Trả lời: Chế độ  Hủy “cancel policy” còn tùy thuộc vào từng công ty và từng dịch vụ  khác nhau, thường đối với Tour hủy mà bị phạt là khi công ty du lịch đã đặt cọc tiền khách sạn, hay tiền vé máy bay. Tuy nhiên đối với tour sử dụng bằng đường hàng không tức khi bạn book tour nhà điều hành du lịch đã ưu tiên cho việc đặt vé hàng không và để đảm bảo cho vé đó nhà điều hành đã cho xuất vé để giữ chỗ.

Nên ngay khi xuất vé nếu bạn hủy thì nhà điều hành phải hủy tòan bộ dịch vụ, trong đó có vé máy bay và các dịch vụ khác, đặt biệt là vé máy bay phí hủy vé là 10% . các các dịch vụ khác thì tùy vào doanh nghiệp lữ hành.

Các hành lý không được mang theo: Đi bằng xe về có bằng máy bay hay không, tuy nhiên bạn nên chuẩn bị các hành lý gọn nhẹ cho chuyến đi, các vật dụng cần thiết, Giấy tờ hộ chiếu, chướng minh nhân dân, nếu là trẻ em phải mang theo giấy khai sinh, các quần áo tính toán đủ mặc, có thể thay đổi và giặc tại khách sạn, giảy dép gọn nhẹ, các vật dụng cá nhân thuốc uống kem chống nắng, chống muỗi, máy ảnh điện thoạt , sạc…. nếu có sử dụng phương tiện máy bay thì bạn nên lưu ý một số vấn đề về thủ tục hàng không, họ không cho mang theo các chất lỏng theo hành lý xách tay quá 150 ml, những chai lọ như nước hoa, dầu gội đầu, dao kéo và các vật nhọn,chất nổ nguy hiểm .. nên để vào hành lý ký gửi. Ngoài ra còn một số thứ khác mà người Việt Nam hay mắc phải như, mang theo sầu riêng, mắm, cá, khô mà không gói kỹ để bốc mùi, cũng sẽ không được mang theo.

==========================================================================

Thảo huỳnh hỏi: Thưa thầy, thầy có thể cho em xin địa chỉ để tìm các số liệu thống kê khách du lịch đến các nước Đông Nam Á trong năm 2009 không thưa thầy ?
Cám ơn thầy !

Trả lời: Bạn nên đăng ký vào thành viên của tổ chức du lịch châu á thái bình dương PATAhttp://www.pata.org/, login vào thì sẽ có các thông tin bạn cần. update 3 tháng 1 lần.

Chúc bạn có cái bạn cần

============================================================

Hỏi: Chúa Jesus có thật hay không?

Trả lời:  Jesus là Chúa Cứu thế được tín đồ Thiên Chúa giáo tôn thờ. Khác với hai vị sáng lập hai tôn giáo khác là Thích Ca Mâu Ni và Mohammet, Jesus không phải là người sáng lập đạo Cơ Đốc, mà cũng không có tài liệu xác thực ghi lại cuộc đời của ông.

Khác với Phật tổ của đạo Phật và thánh Ala của đạo Ixlam, Jesus là một nhân vật dương gian trở thành thần tượng tôn giáo một cách đặc biệt. Trong Kinh Thánh và những sách Thánh khác của đạo Cơ Đốc đều có ghi sự tích của Jesus.

Theo truyền thuyết thì Jesus là con Thượng Đế, mẹ là Maria. Ông có mười hai môn đồ. Về sau môn đồ Juda phản bội , ông bị đóng đinh chết trên thánh giá. Nhưng ba ngày sau khi chết ông đã sống lại.

Những câu chuyện truyền thuyết vừa giống sự thật lại vừa giống thần thoại. Điều này thực tế làm cho người ta khó thấy rõ Jesus là một con người hay là một vị thần. Nhưng dù nói thế nào vẫn có một điểm khẳng định rằng không có ai trong thời đại Jesus (thế kỷ I sau Công nguyên) ghi lại hoặc truyền đạt những sự việc về Jesus.

Về sau Cơ Đốc giáo ngày càng hoàn thiện, Jesus được miêu tả thành một con người có da có thịt cùng chịu những sự vui buồn với những người dân thường, hơn nữa còn là một anh hùng hiến thân mình cho việc cứu vớt con người.

Song truyền thuyết không thể nào nói chắc chắn rằng: Trong lịch sử xác thực có một nhân vật là Jesus.

===================================================

Hỏi: Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?

Trả lời:

Trong các bữa tiệc, yến hội người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, nhưng chúng ta có biết nghi thức của tập quán này bắt nguồn từ đâu?

Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?
Trong các bữa tiệc, yến hội người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, nhưng chúng ta có biết nghi thức của tập quán này bắt nguồn từ đâu?

Có người cho rằng tập quán chạm cốc uống rượu bắt đầu có từ thời La Mã cổ đại. Khi đó để coi trọng sức mạnh, người ta thường tổ chức những cuộc đấu võ. Trước khi vào cuộc các đấu sỹ thường uống rượu để tỏ lòng tôn trọng và khích lệ lẫn nhau. Nhưng để đề phòng những kẻ có lòng dạ bất chính cho thuốc độc vào rượu của đối phương, người ta nghĩ ra cách là trước khi vào đấu, hai đấu sĩ đều đổ ít rượu trong cốc của mình vào cốc của đối phương, để cho thấy rằng trong việc uống rượu không có sự gian trá. Trong khi thực hiện động tác này, hai chén rượu tất nhien phải chạm vào nhau. Về sau nghi thức này dần dần trở thành một nghi lễ trong các bữa tiệc.

Có quan điểm cho rằng tập quán chạm cốc khi uống rượu có từ thời đại cổ Hy Lạp. Người Hy Lạp thời cổ đại vốn rất thích uống rượu. Người ta nghĩ rằng trong khi uống rượu sẽ có rất nhiều bộ phận trong cơ thể con người có thể cùng tham gia hưởng thụ hoạt động thú vị này. Mũi thì được ngửi mùi thơm của rượu, mắt thì được ngắm màu sắc của rượu, lưỡi có thể thưởng thức vị ngon của rượu. Nhưng chỉ hai tai là không được thưởng thức gì cả.

Vậy cho nên người ta đã bổ sung được sự thiếu sót này bằng cách: trước khi uống rượu ta cho cốc chạm vào nhau, như thế tai sẽ được nghe thấy tiếng những cốc rượu vang lên khi chạm vào nhau và cũng được hưởng cái lạc thú khi uống rượu. Sau đó việc chạm cốc khi uống rượu đã trở thành phong tục tập quán.

===============================================================

Hỏi: Tại sao người Trung Quốc thường dùng số 5 và số 10 để nói lên sự viên mãn?

Trả  lời:

Trong tiếng Hán có nhiều từ ngữ được đặt với hai chữ “ngũ” (năm) và “thập” (mười). Các từ ngữ này thường nói lên ý nghĩa “toàn bộ” hoặc “viên mãn” (trọn vẹn). Thí dụ:

– “Ngũ vị” (năm mùi vị)

– “Ngũ sắc” (năm màu sắc)

– “Ngũ cốc phong đãng” thì nói lên một cách khái quát việc thu hoạch phong phú tất cả các thứ lương thực dùng cho con người.

– Các dãy núi nổi tiếng nhất trong thiên hạ thì được gọi là “ngũ nhạc”

– Còn năm loại vật chất: kim, mộc, thủy, hoả, thổ được gọi là “ngũ hành”, tức chỉ nguồn gốc của vạn vật trên trời đất.

Còn các từ dùng chữ “thập” để nói lên sự trọn bộ, toàn vẹn thì gồm có:

– “Thập toàn” (hoàn toàn trọn vẹn”

– “Thập mỹ” (hoàn toàn tốt đẹp)

– “Thập phân mãn ý” (mười phân vừa ý)

– “Thập ác bất xá” (tất cả các điều ác đều không tha)…

Thật ra các sự vật mà các từ ngữ này biểu thị trên thực tế có số lượng vượt xa hơn “năm” và “mười” nhiều, thế thì tại sao người Trung Quốc thích dùng hai chữ “ngũ” và “thập” để nói lên sự trọn vẹn đầy đủ? Điều này không thể tách rời khỏi tập quán của người đời xưa dùng các ngón tay trên hai bàn tay của mình để tính các con số.

Đời xưa con người sống trong các bộ lạc nguyên thuỷ, xã hội còn chưa có văn tự, càng chưa có sự hiểu biết về các con số. Muốn tính số, người ta chỉ có thể dùng các ngón tay trên hai bàn tay để so sánh, sau khi lần lượt so sánh hết các ngón tay của mình rồi thì không có cách nào đếm thêm được nữa, một bàn tay chỉ có năm ngón tay, hai bàn tay có tất cả mười ngón, vì thế sau khi đã đếm đến năm và đến mười rồi thì coi là đã trọn vẹn và đầy đủ nhất. Thí dụ sau khi đi săn trở về người ta giơ hai bàn tay ra để nói với những người khác rằng mình đã săn được và mang về bao nhiêu vật săn, mọi người trông thấy thế rất vui mừng và phấn khởi. Trên thực tế các con vật mà những người đi săn mang về thường có thể nhiều hơn mười, nhưng họ vẫn chỉ có thể dùng hai bàn tay để biểu thị vì đó là con số lớn nhất mà người ta có thể biểu đạt.

Như vậy năm và mười tự nhiên trở thành những con số trọn vẹn và đầy đủ.

Về sau văn hoá dần dần phát triển, người ta đã có văn tự và kiến thức về số học, nhưng tập quán dùng năm và mười để biểu đạt sự trọn vẹn thì vẫn cứ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

========================================================
Hỏi: Tại sao người phương Tây kị con số 13?
Trả lời:
Trong Kinh Thánh có ghi một câu chuyện như sau: Jesus cùng mười hai tông đồ họp nhau trong lễ Vượt Qua

Đến bữa ăn tối Jesus nói: “Trong số các ngươi sẽ có một kẻ bán rẻ ta”. Quả nhiên trong số các tông đồ có tên Juda tố cáo Jesus với nhà cầm quyền, vì thế Jesus bị đóng đanh câu rút chết trên thập giá.

Ngồi quanh bàn trong bữa ăn đó đúng là có mười ba người, vì thế người ta mới cho rằng con số 13 sẽ đem lại điều bất hạnh.

Trong thần thoại Bắc Âu cũng có câu chuyện kể rằng: một hôm trong bữa tiệc trên thiên đường, có mười hai vị thần đến dự. Bỗng nhiên hung thần Lochi xông đến làm cho số người dự tiệc tăng lên thành mười ba. Do âm mưu của Lochi, con trai của vị thần tối cao là Aotinh đại diện cho cái thiện bị trúng tên mà chết, vì thế người ta cho rằng con số 13 đem lại tai hoạ.

Kết quả là tại các nước Âu Mỹ, người ta rất kỵ con số 13. Trong các rạp chiếu phim ở những nước này không có số ghế 13, sau các số 12 được đưa lên thành số 14 hoặc là ghi 12B thay cho số 13.

====================================================

Hỏi: Tại sao các thuyền ghe, thường có mắt phía trước ?

Trả lời:

Theo Lĩnh nam chích quái có viết khi Lạc Long Quân sau khi cứu ngư phủ ở biển Đông khỏi bị loài thủy quái sát hại đãnói rằng: Khi ở trên thuyền thì vẽ đôi mắt ở mũi thuyền. Con mắt thường trừng trừng. Loài thủy quái ở dưới nước nhìn lên tưởng một con vật lớn hơn, dữ tợn hơn, không dám bén mảng đến gần. vàmong muốn con tàu của mình ” biết hướng ra đi và biết hướng trở về  “Về sau, tục vẽ mắt này có hình thức khác nhau, để người ở xa nhìn ra phân biệt thuyền ghe của địa phương nào.

=======================================================

Hỏi:  Cho hỏi mình muốn dịch các câu liễn ở chùa đình, thì học tiếng gì? có phải tiếng Hoa không ?

Trả lời:

Tiếng Hoa, là tên gọi chung xuất phát từ TRung Hoa hay Trung Quốc, tuy nhiên ở đất nước rộng lớn này lại có hàng chục ngôn ngữ khác nhau. Trong đó phải nói đến một số ngôn ngữ phổ biến như  Quan Thoại, Phổ Thông, Quảng…. Các câu liễn ở đình đền chùa miếu thường dùng từ hán, hoặc hán nôm (cổ) hay còn có cách gọi là chữ Phồn thể. Chữ Hán – Nôm: Xin phân biệt hai loại chữ rạch ròi: Hán và Nôm. Hán là thứ chữ mà người Trung Hoa phát minh ra và sử dụng từ rất lâu – có thể nói là từ khi văn minh Trung Hoa bắt đầu phát triển rực rỡ – và khi du nập sang Việt Nam thì cha ông ta gọi là chữ Hán. Thứ chữ này được dùng một cách hàn lâm.

Nếu bạn muốn hiểu các từ này, tốt nhất nên tìm quyển Từ điển hán Việt của tác giả Đào Duy Anh, hoặc một quyển khác của tác giả Thiều Chưởu. TUy nhiên bạn phải có căn bản tiếng Hoa mới có thể hiểu và tra cứu các từ gốc. Ở Việt Nam có rất nhiều người có khả năng dịch các câu liễn này, và qua quá trình nghiên cứu các học giả cũng có in và dịch các câu liễn ở các đình đền chùa miếu ở Việt nam. bạn có thể tìm liên lạc với thầy Huỳnh Minh Đức, Thầy có thể giúp bạn về nghĩa của những câu liễn này.

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 19
Trong ngày: 763
Trong tuần: 5223
Lượt truy cập: 1318871

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy