Khi đi tour khách thường có thắc mắc và đôi lúc chúng ta cũng thắc mắc nhưng thật sự để giải thích thế nào với những câu hỏi đó
Đáp Án :
Câu 1: Trước tiên câu hỏi bạn hỏi chưa chính xác, vẫn có bậc nhị cấp, tam cấp, tứ cấp, ngũ cấp... Mà khác ở chỗ tại sao bậc tam cấp quan trọng và ảnh hưởng đến phong thủy nhất thì đúng hơn Hồi xưa có quan niệm, con người là 1 trong 3 yếu tố quan trọng trong thuyết tam sinh là : thiên – địa – nhân. Vi vay muốn sống hài hòa, hợp nhất với trời đat thì bậc cấp vào nhà cũng phai thể hiện sự hòa hợp theo thuyết tam sinh : thiên – địa – nhân. Do đó bậc cấp vào nhà làm theo 3 cấp được gọi là bậc tam cấp. Với các bậc có số cấp lớn hơn 3 thì người ta thường xây dựng số cấp là bội của 3 như 3,6,9. Vậy nên bậc tam cấp không áp dụng cách tính “sinh lão bệnh tử” mà cách tính này thường được áp dụng cho CẦU THANG theo phong thủy.
Câu 2: Ko chỉ riêng tại Hội An mà tại các công trình lớn như cổng thành, đình.. và bây giờ tại 1 số biệt biệt thự của đại gia những nhà giàu bạn sẽ thường có biểu tượng này, đó là con TIÊU ĐỒ (còn gọi là phô thủ) - đây là đứa con thứ 9 của Rồng - Là linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình. Tiêu đồ được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà. Ý nghĩa nó là vậy.
Câu 3: Theo nhiều sử liệu cho thấy, ngay từ khi lập quốc, nước Chămpa xưa đã chịu ảnh hưởng lớn của nền văn minh Ấn Độ với tín ngưỡng Bà la môn giáo. Theo một sử liệu Trung Quốc hồi thế kỉ III (280), xác định: “Vương quốc này về phía Nam thì giáp Phù Nam. Hai nước gồm rất nhiều bộ lạc và liên kết với nhau, lợi dụng núi non hiểm trở, họ không qui phục Trung Quốc. Từ thời điểm này, trên nẻo đất miền Trung nổi lên một quốc gia độc lập chịu ảnh hưởng Ấn Độ". Và ở một sử liệu khác cũng nói rằng: “Hồi nửa đầu thế kỉ thứ VII tìm thấy ở Sơn Mĩ (Quảng Ngãi) một bia kí của vua Chămpa có ghi việc một người Ấn Độ đến lập quốc tại Chămpa – đó là Kanwdincga – người Bà la môn vĩ đại nhất” (Cuốn văn hóa Chăm của Ngô Văn Doanh). Ngoài việc tin thờ các Thần linh, Người Chăm còn thờ ba vị thần mà 3 vị thần này là đấng tối thượng trong Ấn Độ giáo , đó là:
* Thần Brahma, là chúa tể vạn vật, là vị thần đứng đầu trong các vị thần,
* Thần Vishu, là thần bảo tồn,
* Thần Shiva, là thần phá hoại và sáng tạo.
"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích " |
Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy