Sông Mekong hùng vĩ trải qua lãnh thổ 6 nước ven bờ, trong đó có Thái Lan và Lào. Khi đi qua Đông Nam Á, nó trở thành ranh giới quốc gia của Thái Lan và Lào. Như vậy là đến đây, Mekong hào phóng chia hai để một bên là Lào và một bên là Thái Lan hưởng nguồn lợi đều nhau mà dòng sông này hào sản mang lại.
Người dân Lào luôn tỏ ra rất thân thiện với dòng sông. Cuộc sống hàng ngày của họ gắn chặt với sông Mekong. Từ những ngọn núi trên lãnh thổ Lào đã tạo nên những nhánh đầu nguồn cung cấp một lượng nước lớn cho Mekong để nó tiếp tục thực hiện cuộc hành trình về hạ nguồn và kết thúc ở biển Đông vĩ đại. Đối với những cư dân ven bờ, hàng ngày phải dựa vào Mekong để sống thì Mekong không chỉ là dòng sông rộng lớn mà còn là dòng sông thiêng với nhiều câu chuyện huyền bí và thần kỳ liên quan đến các vị thần trong tín ngưỡng của họ. Những câu chuyện liêu trai thần thoại được người dân ven bờ sùng bái dòng sông mà thêu dệt thành. Trong đó có cả chuyện của một con quái vật to lớn ẩn náu trong dòng nước đục ngầu và tạo ra bao kinh hoàng. Thật sự, dòng Mekong trên đất Lào và Thái Lan có một loại cá vốn là đặc sản đó là cá da trơn nước ngọt. Là loại cá da trơn lớn nhất thế giới chỉ có thể tìm thấy ở Mekong huyền bí và kỳ vĩ này. Trọng lượng của cá da trơn lớn có thể đạt 300kg, có nghĩa là tương đương một con gấu xám trưởng thành. Ở vùng sông nước giữa Thái Lan và Lào, hiện nay, việc đánh bắt quá mức đã khiến loại cá này lâm vào nguy kịch và có nguy cơ tuyệt chủng. Chỉ trong không đầy 100 năm, số lượng của chúng đã giảm hơn 90%. Ngày nay, những ngư dân ven bờ phải dựa vào việc đánh bắt những loại cá nhỏ hơn để kiếm sống. Tuy chỉ đánh bắt được những con cá nhỏ, nhưng nghề đánh bắt ở đây vẫn tồn tại.
Thác nước Khone Phapheng (ảnh) trên khúc sông này đã làm cho các nhà thám hiểm người Pháp trước đây phải kinh ngạc vì quy mô của nó. Thác dài đến 13 cây số, lớn hơn cả thác Niagara trên lãnh thổ của Mỹ và Canada. Thác Khone đánh dấu lối vào của sông Mekong trên lãnh thổ của Lào. Đến đây, bản tính Mekong đã thay đổi. Từ khúc sông trên, Mekong muôn phần hoang dã và thơ ngây, giờ do sự rào đoán của thiên nhiên, nó trở nên dữ dằn và cuồn cuộn chảy len lỏi qua các tảng đá ngầm man rợ. Cũng từ khúc sông này, theo thời gian, những vùng đất xung quanh đã có nhiều thay đổi. Đối với nhà thám hiểm người Pháp đã có chuyến hành trình chinh phục Mekong vào những năm 1800, nhưng không thành, thì Mekong là một dòng sông hoang dã và vô cùng phong phú, độc đáo với nhiều giống loài động, thực vật. Những con cọp thống trị bờ sông Mekong gầm vang, các đàn voi thong thả dạo chơi bên những bãi cỏ và bến nước thanh bình. Ngày nay, đôi bờ Mekong trên lãnh thổ Lào, Thái đã không còn tiếng cọp gầm hay voi dạo chơi, chỉ còn nghe ầm ầm tiếng ghềnh thác uy nghiêm và cô độc. Nếu tính theo lưu lượng nước thì thác Khone là thác lớn nhất thế giới. Mỗi giây có đến 12.000 mét khối nước đổ xuống. Tuy nhiên, mỗi ngày dòng thác này có xu hướng thu nhỏ lại. Lưu lượng nước cũng không còn như ngày nào. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh của dân số đã gây sức ép lớn đối với Mekong, đến nỗi, nguồn lợi thủy sản gần như vô tận ngày nào giờ đây còn rất hạn chế. Cá da trơn cũng chịu nhiều áp lực như dòng sông nuôi nấng nó. Tương lai của một dòng sông hùng vĩ và huyền bí nhất thế giới hiện đang bị đặt trên cán cân của sự bảo vệ và hủy diệt. Mà trọng tâm vẫn là con người.
Thành phố cổ Luang Phrabang nằm ngay bên bờ Mekong. Thành phố lặng yên chứng kiến sự phát triển của vùng đất này qua bao biến cố của lịch sử, và cả dòng sông. Trên các bức tường của những ngôi đền trong thành phố đã ghi lại rất nhiều câu chuyện mà thành phố thăng trầm đi qua. Trên những câu chuyện được kể lại bằng những phù điêu đó, có cả những con cá da trơn một thời làm giàu cho vùng đất huyền thoại.
Ảnh: Cô đơ Luang Prabang (Lào)
Trong những câu chuyện kể về những phù điêu chạm trên bức tường của thành phố cổ Luang Prabang, voi là được đề cập đến nhiều nhất. Lào được xem là đất nước triệu voi. Chúng có ảnh hưởng rất lớn đối với vùng đất này. Ngay cả tên gọi Lào là Laanchen – vùng đất triệu voi, cũng xuất hiện từ đó. Mối quan hệ giữa người và voi ở đây rất mật thiết. Tuy nhiên, khi con người mở rộng đất canh tác lấn sâu vào rừng thì mối quan hệ đó đã bộc lộ sự mâu thuẫn, kết quả là cả hai đều bị tổn hại. Ngày nay trên đất nước Lào ngàn năm hoang dại còn không đến 1.000 con voi. Phần lớn môi trường sống của chúng bên dòng Mekong đã bị con người tướt đoạt để làm đất canh tác nông nghiệp, chỉ còn lại vài vạt rừng nhỏ hẹp làm nơi trú ẩn cho loài vật linh thiêng này. Khi sự bất hòa xảy ra, cụ thể là môi trường sống bị thu hẹp, loài voi phản ứng bằng cách ăn những sản phẩm nông nghiệp do con người cố công trồng trọt. Thế là cuộc chiến giữa người và voi ngày càng căng thẳng. Dòng Mêkông, đoạn chảy qua Pakse, tỉnh Champasak (miền nam Lào) đến giáp biên giới Campuchia dài khoảng 200kkm. Đây là đoạn sông độc đáo và đặc sắc nhất của dòng Mêkông khi nó phình ra to nhất, hình thành một quần đảo với 4.000 đảo giữa sông. Đây cũng là nơi có loài cá heo nước ngọt Irrawaddy sinh sống.
Ảnh: Phố cổ ở Luang Prabang (Lào)
"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích " |
Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy