Tả Quân Lê Văn Duyệt và chuyện bi kịch của một dòng họ







Nằm trên địa bàn phường 1, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, khu Di tích lăng một Tả Quân Lê Văn Duyệt tĩnh lặng, cổ kính.

Mỗi ai đã từng đến đây đều cảm thấy như đang lạc vào vào thế giới cổ xưa, bỏ lại sau lưng những ồn ào của phố thị để “hút” mình vào câu chuyện về “thảm kịch” của một dòng họ…

Vị tướng tài năng, đức độ

Theo sử sách, Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 trong một gia đình nông dân tại làng Hòa Khánh, nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Thuở nhỏ đã sớm bộc lộ là cậu bé thông minh, lanh lẹ, sức khỏe phi thường và rất thích chọi gà.

1434364961_tuong_1

Chưa đầy 20 tuổi Lê Văn Duyệt được Nguyễn Ánh tuyển làm Thái Giám Nội Đình. Ông trở thành vị tướng giỏi phò trợ chúa Nguyễn Ánh vạn dặm chiến chinh, dành nhiều thắng lợi, giúp Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu Gia Long. 

Cũng nhờ tài giỏi ông được giữ chức Tổng trấn Gia Định hai lần, lần thứ nhất khoảng năm 1812 – 1815 dưới thời triều Gia Long, lần thứ hai dưới triều Minh Mạng từ năm 1820 đến khi qua đời (1832). Là một Tổng trấn tài năng luôn song hành với đức độ, ông được người dân Nam Bộ hết lòng tôn kính. Vừa chăm lo đời sống nhân dân, vừa trị an xứ sở. Vùng đất Gia Định trải dài từ Bình Thuận tới Cà Mau kinh tế phát triển, đời sống nhân dân yên ổn, no ấm, nhân dân một lòng biết ơn gọi ông là “ông Lớn Thượng”.

Nỗi oan san bằng mộ

Đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (1832) Tả Quân Lê Văn Duyệt qua đời sau cơn bạo bệnh. Ông được an táng tại làng Bình Hòa, thuộc quận Bình Thạnh ngày nay. Nhưng chỉ mấy năm sau khi ông mất bi kịch khủng khiếp đã xảy ra với gia tộc, dòng họ của ông. Do bức xúc với nhà vua trước những bất công đối với tôi tớ của Tả Quân mà người con nuôi Lê Văn Khôi khởi binh chống lại triều đình. 

Tháng 5 năm 1833, Lê Văn Khôi cùng 27 người trong đạo lính Hồi lương cầm đầu quân sĩ nổi lên chiếm thành Phiên An. Vốn đã nhiều lần “khó ưa” với Tả Quân Lê Văn Duyệt nhưng không thể làm gì vì công lao của ông quá lớn, nay sẵn có cơ hội, dù người đã thác, vua Minh Mạng sai người dẹp biến. Cuộc nổi dậy nhanh kết thúc trong cảnh đẫm máu. 

Hàng ngàn người theo Lê Văn Khôi bị lôi ra xử chém và chôn chung một hầm tạo nên ngôi “mả Ngụy” trên đất thành. Lấy cớ Lê Văn Duyệt đã dung dưỡng Lê Văn Khôi cùng lính Hồi lương dẫn đến Phiên An binh biến, tội của Lê Văn Duyệt “nhổ từng cái tóc cũng không kể hết”, vua Minh Mạng ra chỉ dụ cho Tổng đốc Gia Định đến chỗ của Lê Văn Duyệt san bằng mồ mả, xiềng xích khóa lại, dựng bia đá sỉ nhục với tám chữ “Quyền yểm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” (nơi hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Ông chết vẫn bị kết án bảy tội xử trảm (chém), hai tội xử giảo (thắt cổ), một tội phát quân. Tại Huế, con cháu ông từ 15 tuổi trở lên bị xử trảm hàng loạt. Thân sinh bị tước phẩm hàm, bia mộ bị đục xóa, ruộng điền bị tịch thu, nhà thờ họ tộc ở Quảng Ngãi bị đưa voi về tàn phá. 

Sự bất công trên khiến nhân dân Gia Định vô cùng đau xót. Giai đoạn thanh tịnh dưới thời Tả Quân cũng không còn, người dân mất niềm tin vào nhà Nguyễn. Tương truyền rằng sau khi bị san bằng mộ, vào những lúc trời âm u hay đêm yên tĩnh người dân thường nghe thấy tiếng ma hờn quỷ khóc, tiếng người ngựa xôn xao, người dân ở đó không ai dám lại gần. Cho rằng đó là những oan hồn chưa siêu thoát, vương vấn sớm hôm nên cần phải rửa oan, tẩy hận. 

Năm 1841, vua Thiệu Trị lên ngôi ban lệnh tha tội cho các thân thuộc của Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Đến năm Tự Đức 2 (1849) nghĩ đến công lao của Tả Quân nên vua đã cho nhổ cây bia có khắc 8 chữ, đồng ý cho thân nhân sửa sang xây đắp mộ phần. Sau khi sửa sang những tiếng rên rỉ đêm khuya mới chấm dứt. Đến năm Tự Đức 21 (1868) vua mới phục nguyên hàm cho Tả Quân Lê Văn Duyệt. Sau này khi phu nhân của ông là bà Đỗ Thị Phẩn qua đời cũng được chôn cất bên cạnh phần mộ của Tả Quân. Khu mộ nhiều lần được tu bổ, cải tạo ngày càng kiên cố hơn.

1434364961_tuong_2

Qua bao nhiêu thăng trầm cùng thời gian, Khu lăng mộ Tả Quân Lê Văn Duyệt trở thành địa điểm văn hóa, tâm linh với công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của vùng đất Nam bộ. Khu lăng mộ Tả Quân Lê Văn Duyệt đã được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1988.

cph_web

"Những bài viết từ Website do Hướng Dẫn Viên : Châu Phước Huy sưu tầm và chọn lọc . Nên có thể được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau từ các báo truyền thống , mạng xã hội và trang cộng đồng . Nên mong quý vị xem các bài viết mang tính chất tham khảo và và share nếu thấy bổ ích "

 

TUYẾN ĐIỂM BẠN CẦN
LIÊN HỆ VỚI HUY ?
Họ tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
 
CÓ THỂ BẠN CHƯA ĐỌC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 745
Trong tuần: 5104
Lượt truy cập: 1339242

Copyright © 2018 Châu Phước Huy . Design by Chau Phuoc Huy